Bộ trưởng GD&ĐT hỏi thẳng: Giáo viên có bị áp đặt lựa chọn sách giáo khoa?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tổ chức giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại quận Đống Đa, Hà Nội chiều qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã hỏi thẳng cán bộ, giáo viên về việc có bị áp đặt trong lựa chọn sách giáo khoa hay không?

Không có áp lực chọn sách giáo khoa

Tại cuộc làm việc của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội tại quận Đống Đa, hàng loạt câu hỏi đã được đại biểu Quốc hội đặt ra với nhà trường, các thầy cô giáo và cấp quản lý.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đặt câu hỏi với hiệu trưởng các trường trên địa bàn “về việc có hay không sự gợi ý hay áp đặt trong lựa chọn sách giáo khoa?". Các hiệu trưởng đều có câu trả lời rằng, không có bất kỳ sự áp đặt nào trong lựa chọn sách, quá trình lựa chọn minh bạch, công khai.

Bộ trưởng GD&ĐT hỏi thẳng: Giáo viên có bị áp đặt lựa chọn sách giáo khoa? ảnh 1

Đoàn giám sát thăm lớp học tại Trường THCS Bế Văn Đàn, quận Đống Đa (Hà Nội).

Nói về việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bà Trịnh Đan Ly, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Đống Đa cho biết: đội ngũ giáo viên trên địa bàn tương đối đầy đủ nhưng vẫn khó khăn cục bộ ở một số phân môn.

Cô Lê Thị Hương Mai, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Bế Văn Đàn cho rằng: khi thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa không còn là pháp lệnh và giáo viên được giao quyền tự chủ vô cùng lớn. Quyền tự chủ đó yêu cầu thầy cô phải có năng lực, trình độ cao hơn, đòi hỏi phải tự học nhiều hơn.

Bộ trưởng GD&ĐT hỏi thẳng: Giáo viên có bị áp đặt lựa chọn sách giáo khoa? ảnh 2

Hiệu trưởng trường học trả lời về các vấn đề triển khai chương trình GDPT mới.

Cô giáo Hoàng Thị Đào, Trường THCS Cát Linh cho rằng, “chương trình 2018 đổi mới hơn rất nhiều và học sinh học chương trình mới cũng tích cực, hứng thú hơn. Cái hay nhất của chương trình 2018 là kế hoạch giáo dục theo tính mở, giáo viên, nhà trường có sự chủ động rất cao và tạo thuận lợi nhất cho giáo viên.

Bà Phạm Thị Thanh Mai, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội chia sẻ, để triển khai tốt hơn Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong thời gian tới địa phương cần tiếp tục quan tâm, tuyên truyền để xã hội, phụ huynh hiểu về chương trình mới, từ đó đồng hành với ngành, thầy cô, nhà trường.

Địa phương cũng cần đặc biệt quan tâm đến đội ngũ, trong đó có việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên. Tiếp tục quan tâm mua sắm trang thiết bị dạy học, không để chậm hơn nữa. Đồng thời rà soát, cập nhật bổ sung trong quỹ đất, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất để giải quyết bài toán về diện tích trường học…

"Chỉ khi chính quyền địa phương vào cuộc thực sự thì những khó khăn như thừa thiếu giáo viên, tuyển dụng giáo viên, cơ sở vật chất, hỗ trợ chuyên môn cho đội ngũ… mới giải quyết được", Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn.

MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây.