Bản thảo Voynich, trò lừa bịp khó lý giải nhất trong lịch sử

Hình vẽ thực vật trong bản thảo Voynich. Ảnh: Wikimedia.
Hình vẽ thực vật trong bản thảo Voynich. Ảnh: Wikimedia.
"Bản thảo Voynich" là một trong những cuốn sách đặc biệt nhất thế giới có nguồn gốc từ khu vực Trung Âu, ra đời trong khoảng thời gian từ năm 1404 đến năm 1438, theo IFL Science. Tên bản thảo được đặt theo tên của Wilfrid Voynich, một nhà buôn sách người Ba Lan đã mua bản thảo tại Italy vào năm 1912.

Bản thảo Voynich, bao gồm 240 trang, được viết trên giấy da dê bằng một thứ ngôn ngữ khó hiểu. Các trang sách có nhiều hình vẽ minh họa về chủ đề thực vật và thiên văn học.

Hơn một thế kỷ qua, nhiều nhà ngôn ngữ học, toán học, và chuyên gia mật mã đã tiến hành phân tích nội dung cuốn sách nhưng tất cả đều không thể giải mã thông điệp trong đó.

Hiện nay, bản thảo Voynich được cất giữ tại Thư viện Beinecke, Đại học Yale, Mỹ.

Nhiều người cho rằng, bản thảo Voynich chỉ là trò lừa bịp và nó hoàn toàn không mang nhiều ý nghĩa.

Một số khác lại tin đây là tài liệu nói về thuật giả kim, hoặc thậm chí là tài liệu do một người ngoài hành tinh viết khi mắc kẹt trên Trái Đất.

Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Times Literary Supplement (TLS) hôm 5/9, nhà sử học Nicholas Gibbs cho biết bản thảo Voynich thực chất chỉ là một cuốn sổ tay sức khỏe dành cho phụ nữ.

Ông so sánh nó với các văn bản khác thời Trung cổ liên quan đến sức khỏe phụ nữ. Bên cạnh những hình ảnh về cây cối và biểu tượng cung hoàng đạo, bản thảo còn có hình vẽ phụ nữ đang tắm.

Theo Gibbs, ngôn ngữ được viết trong bản thảo Voynich là một dạng tiếng Latin viết tắt. Cuốn sách này chứa hàng loạt công thức pha chế nước tắm để chữa bệnh phụ khoa cho phụ nữ.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học tỏ ra nghi ngờ với giả thuyết của Gibbs, do không có tên cây thuốc để làm nước tắm và tên căn bệnh ghi trong bản thảo.

Gibbs cho rằng chúng được ghi trong phần phụ lục, nhưng điều này rất khó kiểm tra vì phần phụ lục của cuốn sách đã bị mất.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG