Giới cầm quyền Trung Quốc đã nhanh chóng triển khai các biện pháp có thể, từ truyền thông, ngoại giao cho đến cả an ninh, cùng các kênh khác để ủng hộ bà Mạnh Vãn Châu và tập đoàn công nghệ Huawei.
Từ đầu tháng 12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích vụ bắt giữ này, đồng thời kêu gọi phía Canada nhanh chóng thả bà Mạnh. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã có động thái ngăn cản các nhà ngoại giao, doanh nhân Canada hoạt động bình thường tại nước này. Một số quan chức Trung Quốc cũng đã đến thăm trụ sở Huawei, bày tỏ sự đoàn kết và ủng hộ của chính quyền Trung Quốc đối với tập đoàn này.
Bà Mạnh đã được thả vào ngày 11/12, ngay sau đó đã được các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Canada đến thăm và trao đổi. Thời báo Hoàn cầu cho biết, bà Mạnh đang được các mật vụ của Bộ An ninh Trung Quốc giám sát, bộ phận phụ trách công tác tình báo của Trung Quốc ở nước ngoài. Cảnh sát Canada cũng triển khai giám sát nhân vật này, ngăn cản bất kỳ nỗ lực liên lạc nào của bà với giới chức Trung Quốc.
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu bị buộc tội không thông báo rõ ràng với các ngân hàng ở Mỹ, rằng Huawei và Skycom, một công ty Hong Kong hiện đang tham gia kinh doanh tại thị trường Iran không có liên quan đến nhau. Tuy nhiên, tòa án đã ghi nhận bằng chứng mà các luật sư cung cấp chỉ rõ, Huawei trực tiếp điều hành Skycom.
Bên cạnh đó, Huawei cũng đối mặt với các cáo buộc thăm dò, nghe lén thông tin; cũng như hỗ trợ, cung cấp công nghệ cho các phiến quân tiến hành khủng bố, chống phá tại một số nước.
Tập đoàn Huawei là công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc, được cho là có sự can thiệp sâu của giới cầm quyền Trung Quốc vào các mục tiêu, chiến lược hoạt động của công ty ở cả trong và ngoài nước.