Ga Sài Gòn lập facebook tiếp nhận ý kiến hành khách

Ga Sài Gòn lập facebook tiếp nhận ý kiến hành khách

TP - Ngày 16/ 3, ông Đào Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Sài Gòn, cho biết công ty vừa lập một tài khoản facebook ở địa chỉ https://www.facebook.com/duongsatsg và phân công một nhóm nhân viên trực cập nhật thông tin, tình hình hoạt động, tiếp nhận ý kiến của hành khách liên quan đến ngành đường sắt để cải thiện dịch vụ… 
Hiệp sĩ

Hiệp sĩ

TP - Không được phong hiệp sĩ một cách chính thống nhưng trong mắt hàng vạn người dân Sài Gòn những con người làm việc nghĩa đều là hiệp sĩ thực thụ trong mắt họ. 
Tổ xe ôm tự quản - “hiệp sĩ xe ôm”, phường Trung Mỹ Tây (quận 12). Ảnh: Văn Hiếu

Những 'hiệp sĩ xe ôm'

TP - Khi hỏi nhóm “hiệp sĩ” xe ôm, chị bán quán nước gần vòng xoay An Sương ở phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TPHCM nhiệt tình chỉ về phía bên đường, nơi đội xe ôm tự quản đang đứng. “Đấy, ngay chỗ trạm xe buýt dưới chân cầu vượt An Sương bên kia thôi. Mấy ổng giỏi lắm nha, vừa chạy xe ôm vừa bắt tội phạm”- người bán nước nói.
Chị Liên đã gắn bó với nghề hơn 10 năm.

Thăng trầm lư đồng An Hội

TP - Làng An Hội (Gò Vấp, TPHCM) từng nổi tiếng về sản xuất lư đồng cung cấp cho thị trường cả nước, xuất khẩu sang nhiều quốc gia láng giềng. Những âm thanh đục đẽo, chạm trổ dần lắng xuống theo thời gian.
Những người phụ nữ đang vất vả phân loại ve chai trước khi mang vào vựa.

Ai ve chai hôn!...

TP - Vào lúc mặt trời đứng bóng, nếu đi qua đoạn đường Trần Nhân Tôn ở phường 9, quận 5, TPHCM, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ đang vất vả phân loại các giấy bìa, sách báo, chai lọ trên vỉa hè. Khuôn mặt và tấm lưng họ ướt đẫm mồ hôi và đôi tay thoăn thoắt không ngừng nghỉ. Những người phụ nữ ấy ở xóm Ve Chai, tên xóm cũng chính là tên nghề của họ.
Giáo dục hóa giải bạo lực

Giáo dục hóa giải bạo lực

TP - “Yếu đuối dễ trở thành nạn nhân của bạo lực. Hung bạo dễ trở thành người gây tội ác. Trưởng thành sẽ giúp xã hội bình an và hạnh phúc”. Đó là kết luận của ông Trần Việt Quân (CLB Dạy con nên người), người đã nhiều năm nghiên cứu sâu về đề tài đạo đức và nghị lực cho trẻ em. 
Ông Lê Văn Châu, chủ lò rèn “độc nhất vô nhị” ở Sài Gòn.

Người thợ rèn còn sót lại giữa Sài Gòn

TP - Sáng sang, người dân ở khu Nhật Tảo, quận 10, TPHCM lại nghe tiếng đe búa “chát”, “bụp” phát ra từ một con hẻm nhỏ. Âm thanh ấy chính là “đặc sản” của lò rèn còn sót lại giữa mảnh đất Sài thành từ 35 năm nay.
Bee Group quyên góp sách vở ủng hộ các em nhỏ ở miền Trung.

Người trẻ mê thiện nguyện

TP - Họ là những bạn trẻ đang học tập và làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng ở họ có một điểm chung là nhiệt huyết, sức trẻ và đam mê công việc thiện nguyện.
Bà Phạm Ngọc Tuyết đang lọc cà phê bằng vợt cho khách

Cà phê vợt đất Sài thành

TP - Không khó để có thể tìm thấy những quán cà phê sang trọng với các loại cà phê phin, cà phê ngoại nhập được bài trí đủ kiểu ở chốn Sài thành. Nhưng ít ai biết giữa chốn xô bồ, tấp nập ấy còn tồn tại một loại cà phê với tên gọi rất riêng, rất lạ, ấy là cà phê vợt- một thức uống gắn bó với người Sài Gòn xưa.
Thành phố Bà Rịa rực rỡ ngày giáp Tết

Thành phố Bà Rịa rực rỡ ngày giáp Tết

TPO - Trong những ngày giáp Tết này, dạo quanh các con đường trung tâm của thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngoài những tiếng nhạc sôi động để chào mùa xuân mới Ất Mùi thì những cánh mai vàng, đào, quất, cúc đại đóa và các loại hoa cảnh Tết đã làm say biết bao lòng người và khiến thành phố của vùng đất đỏ này thêm phần rực rỡ, tươi đẹp hơn.
Quất Tết vươn mình trong nắng xuân Sài Gòn

Quất Tết vươn mình trong nắng xuân Sài Gòn

TPO - Chỉ còn một tuần nữa là sẽ đến Tết Nguyên đán, khắp các con phố Sài Gòn đâu đâu cũng nghe tiếng nhạc rộn ràng chào xuân, người người, nhà nhà sắm sửa để đón chào năm mới Ất Mùi. Cùng với mai, đào, cúc, quất Tết là một trong những loại cây cảnh được người dân Sài Gòn ưa chuộng dùng để trang hoàng nhà cửa trong dịp Tết Nguyên đán.  
Giáp tết phố Ông đồ Sài Gòn vui như trẩy hội

Giáp tết phố Ông đồ Sài Gòn vui như trẩy hội

TPO - Đến hẹn lại lên, những ngày giáp Tết, con đường Phạm Ngọc Thạch (Quận 1) trước nhà Văn hóa Thanh niên lại trở nên nhộn nhịp với hình ảnh của những ông đồ mặc áo dài khăn đóng ngồi cho chữ, vẽ tranh truyền thần hay người người xúng xính quần áo mới bước chân xuống phố chụp hình.
Anh Bình đang sửa giày cho một người bán vé số

Thảo thơm những tấm lòng

TP - Ở Sài Gòn, người ta quen nghĩ mọi người phải sống gấp, sống vội vàng, lo toan mưu sinh đến nỗi không có thời gian để nở với nhau một nụ cười. Nhưng, sau những hào nhoáng, ồn ào của một phố thị là có những chốn bình yên, ấm áp, ở đó ấm nồng bao tấm lòng thơm thảo. 
Má Cúc đang chuẩn bị các phần quà Tết để tặng những người có hoàn cảnh khó khăn

"Những con hẻm ân tình" giữa Sài Gòn

TP - Sài Gòn phồn hoa đô hội, nơi dường như chỉ có tiếng ồn của xe cộ, sự huyên náo của nhà hàng và quán xá. Thế nhưng, ẩn trong các con phố lớn, những con đường rộng thênh thang huyên náo ấy, còn có một Sài Gòn với chằng chịt ngõ hẻm, mà mỗi lần tới đó, ai cũng thấy ấm lòng. Ấy là những con hẻm miễn phí, những con hẻm nghĩa tình, người ta như gặp lại tình thân.
Công đoạn nhào đất rất mệt nhọc

Vào lò làm “ông Táo” độc nhất Sài Gòn

TP - Tưởng rằng sẽ không còn ai đủ tình yêu và nhiệt huyết với cái nghề làm ra những “ông Táo” ấy nữa, thế nhưng nằm ngay dưới chân cầu Rạch Cây, thuộc phường 16, quận 8, TPHCM, hàng chục nhân công của cơ sở sản xuất bếp lò Năm Tiếp vẫn cặm cụi, tỉ mẩn để cho ra đời những “ông Táo” phục vụ cho việc bếp núc khi cuộc sống hiện đại, bếp dầu, bếp gas, bếp từ… sử dụng phổ biến.