Xin lỗi Trung Quốc, Intel vẫn hứng ‘gạch đá’

0:00 / 0:00
0:00
Logo của Intel trong triển lãm công nghệ ở Thượng Hải hồi tháng 7. (Ảnh: Reuters)
Logo của Intel trong triển lãm công nghệ ở Thượng Hải hồi tháng 7. (Ảnh: Reuters)
TPO - Hãng sản xuất chip Intel của Mỹ đưa ra lời xin lỗi ở Trung Quốc, sau khi bức thư của hãng gửi tới các nhà cung cấp để yêu cầu họ không sử dụng các sản phẩm hay lao động từ Tân Cương gây phản ứng dữ dội ở thị trường đông dân nhất thế giới.

Intel gần đây công bố bức thư đề tháng 12 gửi tới các nhà cung cấp, trong đó yêu cầu “bảo đảm chuỗi cung ứng không sử dụng bất kỳ lao động, hàng hoá hay dịch vụ nào từ vùng Tân Cương”, sau khi “nhiều chính phủ” có biện pháp hạn chế.

Mỹ cáo buộc Trung Quốc lạm dụng nhân quyền quy mô lớn ở Tân Cương, nơi dân số chủ yếu là người Hồi giáo. Bắc Kinh bác bỏ những cáo buộc đó.

Lá thư của Intel, được đăng trên trang web của hãng bằng nhiều thứ tiếng, đã gây ra một làn sóng chỉ trích trên báo chí và mạng xã hội Trung Quốc, bao gồm kêu gọi tẩy chay.

Trong tuyên bố bằng tiếng Trung đăng trên tài khoản WeChat và Weibo, Intel cho biết việc họ cam kết tránh các chuỗi cung ứng khỏi Tân Cương là nhằm tuân thủ luật pháp Mỹ chứ không phải thể hiện quan điểm của hãng về vấn đề này.

“Chúng tôi xin lỗi về rắc rối gây ra cho các khách hàng, đối tác và dư luận Trung Quốc. Intel cam kết trở thành một đối tác công nghệ đáng tin cậy và thúc đẩy cùng phát triển với Trung Quốc”, tuyên bố của Intel nói.

Nhiều tập đoàn đa quốc gia khác cũng đang chịu sức ép phải tuân thủ các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và một số nước áp dụng liên quan đến vấn đề Tân Cương, trong khi vẫn muốn làm ăn ở thị trường Trung Quốc.

Trên mạng xã hội Weibo, ca sĩ Karry Wang nói rằng anh không còn làm đại sứ thương hiệu cho Intel nữa, đồng thời tuyên bố “lợi ích quốc gia quan trọng hơn mọi thứ khác”.

Nhiều người dùng Weibo cho rằng lời xin lỗi của Intel chỉ để bảo vệ doanh số ở Trung Quốc. “Lỗi lầm là lỗi lầm. Hãy rút lại tuyên bố về Tân Cương!”, một người bình luận.

Hashtag “Lời xin lỗi của Intel có chân thành?” trở thành xu hướng trên Weibo trong chiều nay.

Với 10.000 nhân viên ở Trung Quốc, Intel nói trong tuyên bố rằng họ “tôn trọng tính nhạy cảm của vấn đề này ở Trung Quốc”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng “những cáo buộc về lao động cưỡng ép ở Tân Cương là sự dối trá do những thế lực chống Trung Quốc mà Mỹ dẫn dắt nguỵ tạo” nhằm gây bất ổn và kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc.

“Chúng tôi lưu ý đến tuyên bố và hy vọng bên liên quan sẽ tôn trọng sự thật và phân biệt đúng sai”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 23/12.

Sự hiện diện của Intel ở Trung Quốc bao gồm nhà máy lắp ráp và thử nghiệm ở Thượng Hải và Thành Đô.

Hồi tháng 7, thương hiệu thời trang H&M của Thuỵ Điển báo cáo sụt giảm 23% doanh số ở Trung Quốc trong quý 2 năm nay, sau khi hãng bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền ở Tân Cương.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Xử phạt hơn 275.000 'ma men' chỉ trong quý 1
Xử phạt hơn 275.000 'ma men' chỉ trong quý 1
TPO - Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong quý 1, lực lượng Cảnh sát giao thông trên toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 1,03 triệu trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó, có hơn 275.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.