Tiếp sau đó, tại một cuộc họp báo ở Tokyo, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga bày tỏ ý kiến rằng, các hành động của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên bang Nga sẽ không ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị chuyến thăm Nhật Bản của ông Putin cũng như đến cuộc đàm phán của Tokyo với Moscow.
Ngày 22/11, cơ quan ngôn luận chính thức của Hạm đội Thái Bình Dương Nga — tờ "Boevaya Vakhta" đưa tin cho biết, Nga sẽ bố trí các tổ hợp tên lửa bờ biển "Bal" và "Bastion" tại hai đảo Iturup và Kunashir.
Rõ ràng, đây là một bước nhằm thực hiện kế hoạch tái vũ trang. Theo kế hoạch này, ở vùng Viễn Đông của Nga sẽ thành lập hệ thống thống nhất bảo vệ bờ biển — từ bờ biển phía Nam ở khu vực Primorye đến Bắc Cực.
Ngày 23/11, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố rằng, Nhật Bản sẽ xem xét vấn đề này và sẽ áp dụng các biện pháp thích ứng.
Một số phương tiện truyền thông bày tỏ quan điểm rằng, việc triển khai hệ thống tên lửa chống hạm mới nhất tới quần đảo Kuril là một hành động không hợp lúc có chú ý đến chuyến thăm Nhật Bản của Vladimir Putin sẽ được tổ chức vào tháng tới.
Theo ý kiến của chuyên gia Vasily Kashin, thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (Nga), không nên bi kịch hóa tình hình.
"Các tổ hợp tên lửa được triển khai theo đúng kế hoạch, để tránh hiện tượng làm giảm tiềm lực quân sự trên các đảo. Đã từ lâu Nga không coi Nhật Bản là kẻ thù tiềm năng. Ngoài ra, hiện nay có một xu hướng rất tích cực trong quan hệ với Nhật Bản.
Tuy nhiên, trong khi có cuộc tranh chấp lãnh thổ xung quanh quần đảo Kuril, Nga cần phải duy trì các đơn vị quân đội ở đó. Các đơn vị quân đội bố trí trên các hòn đảo Nam Kuril sẽ được trang bị các loại vũ khí thế hệ mới đúng theo kế hoạch", chuyên gia Vasily Kashin phân tích.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản của Viện Viễn Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga Valery Kistanov nhận xét rằng, đây là phản ứng của Nga với tình hình trong lĩnh vực an ninh đang hình thành ở Đông Bắc Á.
"Ở khu vực này có cuộc chạy đua vũ trang, gia tăng căng thẳng, hàng loạt cuộc tranh chấp song phương, kể cả tranh chấp lãnh thổ, trở thành trầm trọng hơn. Các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên cũng là một cái cớ để tăng cường hợp tác quân sự trong tam giác của Mỹ — Hàn Quốc — Nhật Bản.
Đã xuất hiện thông tin rằng, như dự kiến Mỹ có thể triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD không chỉ trên lãnh thổ Hàn Quốc mà còn trên lãnh thổ Nhật Bản. Kế hoạch này là nguyên nhân chính tại sao Nga đang tăng cường khả năng phòng thủ ở vùng Viễn Đông", ông Valery Kistanov nhận định.
Nhà phân tích Viktor Pavlyatenko từ Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông cho rằng, Tokyo không có lý do để lo lắng.
Theo Viktor Pavlyatenko, "tại sao người ta cảm thấy lo lắng chính hiện nay? Quyết định về việc tăng cường khả năng bảo vệ đường biên giới phía Đông của Nga đã được thông qua cách đây một năm, và Nga đã chính thức thông báo về điều đó.
Việc triển khai các tổ hợp tên lửa trên hai hòn đảo đang được thực hiện trong khuôn khổ chương trình tăng cường khả năng phòng thủ của Liên bang Nga, để đảm bảo vững chắc chủ quyền của đất nước. Điều này không có nghĩa là chúng tôi không thể tiến hành cuộc đối thoại với Nhật Bản trong khuôn khổ các điều ước quốc tế, kể cả Hiệp ước năm 1956 giữa Liên Xô và Nhật Bản… ".
Tại Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á — Thái Bình Dương (APEC) tại Lima (Peru), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rằng, Nga và Nhật Bản chưa ký kết một hiệp ước hòa bình, đây là việc không hợp thời đại, gây trở ngại cho hai nước trên con đường tiến lên phía trước.
"Nga và Nhật Bản muốn ký kết hiệp ước hòa bình và tìm kiếm cách thức để đạt được mục đích này.Tôi tin chắc rằng, cần phải làm tất cả mọi thứ để đáp ứng nguyện vọng này ", ông Putin kết luận.