Tuyển sinh bằng mọi giá: Lỗ hổng từ quản lý

Tân sinh viên trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM làm thủ tục nhập học. Ảnh: Nguyễn Dũng.
Tân sinh viên trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM làm thủ tục nhập học. Ảnh: Nguyễn Dũng.
TP - Chỉ tiêu tuyển sinh của các trường ĐH đang ngày một phình to. Cho đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có duy nhất khối các trường sư phạm phải giảm chỉ tiêu từng năm. Còn các ngành nghề khác Bộ GD&ĐT mới chỉ khuyến cáo thừa nhân lực như kinh tế, tài chính, ngân hàng, chứ chưa có động thái mạnh để cắt giảm. 

Nguyên nhân được lý giải có nhiều, trong đó có vấn đề tự chủ và việc động vào “nồi cơm” của các trường không phải dễ. PV Tiền Phong trao đổi với TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT về vấn đề này. 

Giỏi đột xuất, dốt bất ngờ…

Thưa ông, một hai năm gần đây, một số trường Đại học công lập đã phải dừng phương án xét học bạ để tuyển sinh cho đủ chỉ tiêu. Ông nghĩ sao trước hiện tượng này?

Những năm trước cả nước có hai kỳ thi quốc gia: tốt nghiệp THPT và kỳ thi 3 chung tuyển sinh đại học (ĐH). Bắt đầu từ 2015, chỉ còn 1 kỳ thi THPT quốc gia. Vì điều 34 của Luật Giáo dục ĐH, tuyển sinh là vấn đề tự chủ của các trường. Do đó, nói là kỳ thi THPT quốc gia là “kỳ thi 2 trong 1” là không đúng,  sai luật.

Trong điều 34 của Luật Giáo dục ĐH cũng nói, các trường có thể quyết định bằng 3 phương thức: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển - thi tuyển. Nhưng nhiều trường không sử dụng quyền đó nên cũng không đúng với tinh thần của luật đã quy định.

Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, người ta chia thành 2 hình thức tuyển sinh: những trường top dưới, top giữa có thể xét tuyển dựa trên kết quả tốt nghiệp THPT hoặc dựa trên kết quả của kỳ thi các trường THPT. Nhưng với các trường top trên hay ngành hot không nước nào làm thế. Họ tổ chức thi tuyển riêng hoặc lấy kết quả tốt nghiệp THPT để sơ tuyển rồi thêm một kỳ phỏng vấn hay thi vấn đáp như ở Pháp. Hai năm trước, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng không xét tuyển dựa trên kỳ thi THPT quốc gia mà thi riêng là hợp quy luật.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia của Việt Nam đỗ đến 99,3% thì không ai gọi đó là thi nghiêm túc. Không nghiêm túc ở đây không phải là tổ chức kỳ thi có gian lận, mà là tiêu chí để xét tốt nghiệp, chọn ngưỡng để xét tốt nghiệp không nghiêm túc.

Tuy nhiên, ở các nước dù có mở rộng đầu vào, đánh trống ghi tên vào ĐH thì vẫn siết chặt đầu ra, siết chặt quá trình đào tạo. Muốn thế, họ phải xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng. Thứ hai, nếu dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT thì kỳ thi đó phải là kỳ thi nghiêm túc. Còn kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia của Việt Nam đỗ đến 99,3% thì không ai gọi đó là thi nghiêm túc. Đó là lỗi của việc tổ chức kỳ thi chứ không phải tại các trường lấy chuẩn trên nền tốt nghiệp THPT để xét tuyển ĐH.

Tuyển sinh bằng mọi giá: Lỗ hổng từ quản lý ảnh 1 TS Lê Viết Khuyến.

Nếu nói kỳ thi THPT quốc gia chưa nghiêm túc thì quả thật không có bằng chứng để chứng minh điều đó. Có chăng là do đề thi chưa phân hóa được, thưa ông?

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt đến 99,3% là đã đủ bằng chứng để nói kỳ thi tốt nghiệp không nghiêm túc. Không nghiêm túc ở đây không phải là tổ chức kỳ thi có gian lận, mà là tiêu chí để xét tốt nghiệp, chọn ngưỡng để xét tốt nghiệp không nghiêm túc. Như ở Pháp, chất lượng phổ thông rất tốt nhưng chỉ có 70 – 75% tốt nghiệp THPT chứ không phải 100%. Để làm cho người dân tin vào việc xét tuyển học bạ vẫn có chất lượng thì kỳ thi phải nghiêm túc, đáng tin cậy. Ở Việt Nam tỷ lệ đỗ đến 99,3% thì làm sao nói nghiêm túc. Do đó, phải chấn chỉnh lại tiêu chí xác định tốt nghiệp THPT.

Năm 2007, kỳ thi đầu tiên của cuộc vận động 2 không, tỷ lệ tốt nghiệp đợt 1 của Việt Nam chỉ 66,7%. Nhưng sau đó, năm sau tỷ lệ tăng vụt lên 9% và dần dần tiệm cận mốc 100% như ngày nay. Điều đó không có nghĩa là học sinh Việt Nam giỏi đột xuất, dốt bất ngờ mà là do tiêu chí xét tốt nghiệp chưa nghiêm túc.

Tuyển sinh bằng mọi giá: Lỗ hổng từ quản lý ảnh 2 Sinh viên trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Triều Đinh.

Trường nào cũng xoay xở tuyển sinh đủ chỉ tiêu

Các trường ĐH vẫn tuyển sinh bằng mọi giá. Sư phạm mọi người quan tâm vì gắn với chất lượng đào tạo học sinh sau này. Còn các ngành khác, dường như chưa được chú ý?

Đó là chủ trương không lành mạnh của các trường ĐH. Sứ mệnh của các trường ĐH giống như kiềng 3 chân: đào tạo, nghiên cứu - chuyển giao công nghệ và dịch vụ xã hội. Nguồn thu phải từ 3 kênh đó. Nhưng các trường ĐH của Việt Nam chủ yếu có chức năng đào tạo, nguồn thu cũng chủ yếu từ đây. Không có sinh viên thì không có kinh phí. Do đó, trường nào cũng cố gắng xoay xở để tuyển sinh cho đủ chỉ tiêu. Đó còn chưa nói chuyện chạy chọt tăng chỉ tiêu.

Lý do nữa là chạy theo đào tạo nên không tính tới chất lượng. Bộ cũng đang xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng, nhưng mới chỉ là ý tưởng. Vì xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng không có nghĩa là cho ra đời mấy trung tâm kiểm định là có thể yên tâm về chất lượng. Cái cao nhất là phải hình thành nên văn hóa chất lượng.

ĐH của Việt Nam chủ yếu có chức năng đào tạo, nguồn thu cũng chủ yếu từ đây. Không có sinh viên thì không có kinh phí. Do đó, trường nào cũng cố gắng xoay xở để tuyển sinh cho đủ chỉ tiêu. Đó còn chưa nói chuyện chạy chọt tăng chỉ tiêu.

Thứ ba là thương hiệu của các trường ĐH tại Việt Nam đôi khi phụ thuộc vào tâm lý nhiệm kỳ, tư duy nhiệm kỳ của người hiệu trưởng. Vì thế nên nhiều hiệu trưởng không thấy xấu hổ vì chất lượng đào tạo của trường mình bị giảm sút, không thấy nhức nhối vì chuyện đó.

Lý do nữa là cung cầu có phù hợp hay không? Thế giới làm từ lâu nhưng Việt Nam mới bắt đầu. Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường phải công bố tình hình sinh viên tốt nghiệp có việc làm. Đó là chủ trương đúng. Lẽ ra phải căn cứ vào tỷ lệ có việc làm để khống chế chỉ tiêu đào tạo từng ngành. Nhưng  Bộ GD&ĐT lại đưa ra chủ trương cho các trường được đào tạo theo năng lực tự xác định (các tiêu chí xác định chỉ tiêu mới chỉ có  đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất).

Nên các trường nhiều khi kê khai năng lực không chính xác và Bộ cũng không biết. Kể cả cứ cho là chính xác thì tiêu chí đó cũng không đủ. Năng lực đào tạo của trường là chỉ tiêu tối đa. Còn đào tạo bao nhiêu phải dựa vào tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm hay không để tăng giảm chỉ tiêu cho phù hợp.

Bộ yêu cầu các trường phải công bố tỷ lệ sinh viên có việc làm nhưng tôi rất lo là các trường có công bố thật hay không? Mười mấy năm nay dự án Giáo dục ĐH đã đưa ra nhưng các trường không làm. Giờ Bộ lại đưa ra thì các trường có can đảm làm không? Làm rồi ai giám sát? Nếu Bộ tự giám sát bằng đội ngũ chuyên viên của mình thì làm sao nổi? Phải huy động bằng giám sát xã hội.

Tôi nghĩ hướng đi của Bộ đúng nhưng làm như thế nào mới là chuyện cần nói.

Tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều, tôi nghĩ  cần phải xem xét... Để chất lượng đào tạo của các trường được nâng lên, Bộ GD&ĐT cần phải khống chế chỉ tiêu đào tạo của từng ngành phù hợp với thực tế.

Quy mô hiện nay, khoảng 400.000 chỉ tiêu, theo ông nên giảm như thế nào? ĐH nên đi theo hướng đào tạo tinh hoa hay đại chúng?

Đào tạo ĐH theo hướng tinh hoa là một sai lầm, chỉ phù hợp với thời bao cấp. Vấn đề là phải xác định lộ trình đi như thế nào để đi từ tinh hoa đến phổ cập trong thời gian ngắn nữa.

Tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều, tôi nghĩ  cần phải xem xét... Để chất lượng đào tạo của các trường được nâng lên, Bộ GD&ĐT cần phải khống chế chỉ tiêu đào tạo của từng ngành phù hợp với thực tế.

Tuy nhiên, định hướng đào tạo  phù hợp với tình hình thực tế phải có sự phối hợp của nhiều bộ ngành. Bộ GD&ĐT không thể nắm được tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như thế nào. Chỉ có ngành sư phạm may ra Bộ nắm được.

Do đó, định hướng lớn là phải từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cách làm vẫn là từng trường điều chỉnh quy mô phù hợp dựa trên cơ hội việc làm sau khi ra trường cho sinh viên.

Xin cảm ơn ông!

Nhiều trường ĐH công lập xét tuyển học bạ

Năm 2017, nhiều trường ĐH công lập bổ sung thêm hình thức xét tuyển học bạ trong bối cảnh thiếu nguồn tuyển. Trong số 1.280 chỉ tiêu tuyển sinh vào ĐH Nội vụ năm nay, nhà trường dành  90 chỉ tiêu để xét tuyển bằng kết quả học tập lớp 12. Trong đó, điều kiện là hạnh kiểm từ loại khá trở lên, có điểm trung bình tổng kết 3 môn trong tổ hợp xét tuyển phải đạt từ 18 điểm trở lên. Đợt xét tuyển bổ sung, trong số hơn 400 chỉ tiêu cần tuyển, trường cũng dành 50 chỉ tiêu để xét tuyển bằng kết quả học tập lớp 12.

Tại các trường ĐH địa phương, ngoài việc xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia, đa số các trường đều xét tuyển thêm hình thức học bạ như ĐH Sao Đỏ (Hải Dương), ĐH Hoa Lư (Ninh Bình), ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên...

MỚI - NÓNG