Tiêm kích Pháp mang thiết bị giám sát công nghệ cao do thám hệ thống phòng thủ Nga

0:00 / 0:00
0:00
Một chiếc Mirage 2000D của không quân Pháp mang theo thiết bị ASTAC bay qua Biển Đen./ Ảnh: Không quân Nga
Một chiếc Mirage 2000D của không quân Pháp mang theo thiết bị ASTAC bay qua Biển Đen./ Ảnh: Không quân Nga
TPO - Tiêm kích Nga trong một lần hiếm hoi phát hiện hoạt động giám sát bí mật của không quân Pháp trong tuần này.

Hôm thứ Ba, không quân Nga đã cho xuất kích ít nhất một máy bay đánh chặn Su-30 để theo dõi ba tiêm kích của Pháp đang bay trong không phận quốc tế trên Biển Đen. Đội hình của Pháp bao gồm một máy bay tiếp dầu C-135FR và hai tiêm kích Mirage 2000D.

Điện Kremlin đã công bố một đoạn video trông có vẻ nhiễu loạn về cuộc chạm trán.

Lưu ý những gì mà các tiêm kích Mirage cánh tam giác mang theo bên dưới bụng cùng với tên lửa không đối không của chúng: các pod dài chứa thiết bị thu tín hiệu điện tử nhạy cảm để phát hiện ra các radar của đối phương.

Các tiêm kích của Pháp gần như chắc chắn đã lập bản đồ phòng thủ của Nga trong khu vực Biển Đen đầy biến động. Trong khi các chuyến bay giám sát không phải là điều bất thường trong khu vực, các chuyến bay giám sát bằng tiêm kích siêu âm có vũ trang chắc chắn là như vậy.

Biển Đen là một chiến trường lớn. Về phía đông là Nga. Ở phía bắc, Ukraine. Ở phía nam và phía tây là các thành viên NATO gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Romania và Bulgaria. Bán đảo Crimea nhô ra biển như một hàng không mẫu hạm không thể chìm.

Năm 2014, Nga sáp nhập Crimea - một phần của Ukraine - là động thái đầu tiên trong một cuộc tấn công quy mô lớn hơn trong khu vực. Trong những tháng sau đó, phe ly khai thân Nga đã phát động một cuộc nổi dậy ở miền đông Ukraine, kéo dài 7 năm sau đó.

Ukraine vẫn kiểm soát phần lớn lượng nước ngọt chảy vào Crimea. Giữa những tai ương về nước và sự thù địch ngày càng sâu sắc giữa Kiev và Moscow, mùa xuân này 80.000 quân Nga đã tập trung gần Ukraine. Đáp lại, NATO đang tổ chức một cuộc tập trận động viên sâu rộng ở Đông và Nam Âu với sự tham gia của hàng chục nghìn quân. Các tàu Mỹ thậm chí còn đổ bộ một lữ đoàn lục quân Mỹ ở Albania.

Quân đội xung quanh Biển Đen hoạt động mạnh hơn bình thường. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi lực lượng không quân Pháp chọn thời điểm này để cử một vài tiêm kích làm nhiệm vụ giám sát khu vực. Không nghi ngờ gì nữa, có rất nhiều radar của Nga mà họ muốn thăm dò.

Không quân Pháp sở hữu một loạt các khả năng giám sát. Đối với tình báo điện tử, hay ELINT, họ vận hành các máy bay lớn, chậm, và máy bay nhanh, nhỏ. Hai máy bay vận tải cánh quạt lớn Gabriel – là dòng máy bay vận tải C-160 đã được sửa đổi - xử lý các nhiệm vụ đòi hỏi nhiều giờ bay bền bỉ. Nhược điểm là Gabriel, giống như bất kỳ máy bay hỗ trợ không vũ trang nào, rất dễ bị tấn công bởi hệ thống phòng không của đối phương.

Một tiêm kích nhỏ, tốc độ cao sẽ ít bị tổn thương hơn — và nó có thể mang tên lửa không đối không để tự vệ. Nhưng một chiếc tiêm kích có sức bền kém hơn một chiếc máy bay hỗ trợ, ngay cả sau khi được tiếp nhiên liệu giữa không trung.

Không quân Pháp từng trang bị cho lực lượng ELINT những chiếc Mirage F-1 một chỗ ngồi mang theo một thiết bị trinh sát Thales Analyseur Superhétérodyne Tactique nặng 400kg, hay pod ASTAC.

Những chiếc Mirage F-1 đã loại biên vào năm 2014, vì vậy không quân Pháp đã sửa đổi những chiếc Mirage 2000 mới hơn, hai chỗ ngồi để mang thiết bị trinh sát. 70 chiếc Mirage 2000D vẫn được sử dụng tại Pháp. Ngoài ELINT, các tiêm kích nhỏ gọn này còn thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất và một số nhiệm vụ không đối không.

Có lẽ thiên về sức bền hơn khả năng tự vệ, hầu hết các lực lượng không quân sử dụng máy bay lớn và chậm cho nhiệm vụ ELINT. Chẳng hạn, Không quân Mỹ đầu tư phần lớn khả năng ELINT của mình vào một phi đội RC-135 bốn động cơ mà chính họ là những du khách thường xuyên đến khu vực Biển Đen.

Nhưng sự khôn ngoan trong cách tiếp cận của không quân Pháp là điều hiển nhiên. Một tiêm kích có thể chiến đấu. Và trong thời chiến, đó có thể là cách duy nhất các lực lượng NATO có thể thu thập thông tin tình báo điện tử trên bầu trời Biển Đen.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.