TPO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, xác định đây là nút thắt cần giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho nhiều lĩnh vực liên quan, như trái phiếu doanh nghiệp.
TP - Trước Tết ít ngày, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng nguy ngập chưa từng có với dấu hiệu lớn nhất khi nhiều doanh nghiệp, tập đoàn bất động sản lớn "tê liệt”, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn.
TP - Trong báo cáo công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý 4/2022 và cả năm 2022, Bộ Xây dựng cho biết, trong năm 2022, nhiều DN trong lĩnh vực BĐS đã phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý như thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm nhân lực. Ngoài ra, nhiều DN phải dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công dự án, dừng IPO...
TPO - Bộ Xây dựng cho biết, trong quý IV/2022, giá giao dịch bình quân các loại căn hộ chung cư không tăng so với quý trước. Đáng chú ý lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ giảm sâu, chỉ bằng khoảng 28% so với quý trước đó.
TPO - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan, đơn vị không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc. Tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ.
TPO - Làm việc và giao nhiệm vụ cho ngành ngân hàng chiều 27/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm và cảnh báo, chấn chỉnh các biểu hiện vi phạm, các việc làm chưa đúng; “ai yếu kém, ai sợ làm thì đứng sang một bên”.
TPO - Năm 2022 đã khép lại với nhiều nốt trầm cho thị trường bất động sản Việt Nam. Nhìn về 2023, ông Troy Griffiths - Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam cho biết, trong bối cảnh thị trường bất động sản toàn cầu được dự báo sẽ diễn biến chậm lại, Việt Nam cũng khó tránh khỏi những tác động. Tuy nhiên, quá trình thanh lọc mạnh mẽ và dư địa phát triển đô thị của thị trường này vẫn đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
TPO - Năm 2023, Chính phủ tập trung ổn định, phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững các thị trường tiền tệ, tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân.
TP - Sau một năm nhiều biến cố thăng trầm, nhờ được tháo gỡ về pháp lý và vốn, thị trường bất động sản năm 2023 đang lấp ló dấu hiệu kỳ vọng sẽ hồi phục sớm hơn dự định khi trái phiếu doanh nghiệp gỡ khó, lãi suất vay sẽ hạ và dòng tiền sẽ quay trở lại.
TPO - Năm 2022 ghi dấu nhiều thăng trầm của thị trường đất nền khi đầu năm liên tục "sốt nóng" nhưng đến giữa và cuối năm lại "nguội lạnh" khiến hàng ngàn doanh nghiệp và môi giới khốn đốn. Sang năm 2023, thị trường này sẽ diễn biến ra sao? tiềm năng hay sẽ tiềm ẩn nguy cơ?
TPO - Trước bối cảnh diễn biến phức tạp của thị trường bất động sản thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo kịp thời, quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
TP - Chiều 1/12, Văn phòng Chính phủ (VPCP) họp báo thông tin về nội dung phiên họp Chính phủ thường kỳ và giải đáp nhiều vấn đề “nóng” được báo chí đặt ra. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn cho biết, Thủ tướng yêu cầu phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững, nhất là thị trường tín dụng, trái phiếu, chứng khoán, bất động sản; chấn chỉnh những việc làm chưa đúng, đồng thời bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân, doanh nghiệp.
TPO - “Một số chủ đầu tư cũng cần tìm cách hạ giá nhà xuống mức hợp lý hơn, thì người dân sẽ bỏ tiền ra mua, cũng là cách “giải cứu” các chủ đầu tư”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Trần Văn Sơn góp ý.
TPO - Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm chấn chỉnh các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, chứng khoán để hoạt động thực chất, lành mạnh; xử lý người sai, bảo vệ người đúng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp.
TPO - UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu các sở, ngành liên quan và các huyện, thị xã, thành phố đánh giá cụ thể, chính xác về tình hình và cung cầu để phát triển thị trường bất động sản, các công cụ chính sách để can thiệp, kiểm soát khi cần thiết một cách phù hợp, kịp thời, hiệu quả, không để tình trạng thao túng thị trường, găm hàng, đội giá...
TPO - Chuyên gia nhận định “bức tranh” bất động sản năm cuối năm 2022 và đầu năm 2023 chưa sáng sủa, bởi việc thủ tục hành chính trong lĩnh vực bất động sản vẫn còn nhiều vướng mắc.
TP - Sau 3 cơn “sốt” nóng lạnh trong 3 thập niên qua, thị trường bất động sản (BÐS) rơi vào cú sốc lớn đến mức khó gượng dậy. Không chỉ tê liệt vì không bán được hàng, nhiều doanh nghiệp (DN), tập đoàn lớn còn rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, đứt thanh khoản.
Sự trầm lắng của thị trường địa ốc là tín hiệu khiến giới chuyên gia dự báo thị trường đang điều chỉnh. Bước sang năm 2023, khả năng khởi sắc đột biến sẽ không có khi thị trường còn khó khăn về vốn.
TPO - Chính phủ lập tổ công tác gỡ vướng cho các dự án bất động sản; Thanh tra toàn diện khu đô thị bán hết nhà vẫn nợ thuế trăm tỷ, 'bỏ mặc' hạ tầng; Thu hồi chủ trương đầu tư Khu tổ hợp nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn; Cận cảnh dự án ‘bánh vẽ’ ở Tây Nguyên; Thị trường lao dốc, môi giới bất động sản lo ‘không có Tết’;... là những thông tin về bất động sản đáng chú ý tuần qua.
TPO - Hàng tồn kho nhiều, thị trường ảm đạm dẫn đến nhiều rủi ro khiến các doanh nghiệp bất động sản phải tính đến phương án điều chỉnh chiến lược kinh doanh, tái cơ cấu sản phẩm. Tuy nhiên, chỉ số giá bất động sản nhà ở và văn phòng tại Hà Nội và TPHCM đều có xu hướng gia tăng.
TPO - Doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh (dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO). Điều này tác động đến sự phục hồi, tăng trưởng của nền kinh tế, trực tiếp làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.
TPO - Trung Quốc đang chạy đua với việc tháo gỡ khủng hoảng của thị trường bất động sản bằng hàng loạt các biện pháp như cắt giảm lãi suất, thúc giục các ngân hàng lớn tăng khoản tài trợ với lĩnh vực này.
TPO - Mặc dù nhiều dự án nghỉ dưỡng được các chủ đầu tư chiết khấu từ 30 - 40% cũng như ban hành các chính sách cam kết mua lại, thuê lại,... để kích cầu thị trường nhưng giá bán sơ cấp của phân khúc này vẫn tăng so với tháng trước, dao động từ 9 - 10%.
TPO - Cận cảnh dự án nghìn tỷ liên quan đến Trịnh Xuân Thanh vừa bị ‘khai tử’; Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu chỉ đạo kiểm tra vụ khu sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên ’cạo trọc’ núi rừng; Nghịch lý thị trường bất động sản: Dư thừa căn hộ cao cấp, thiếu trầm trọng nhà giá rẻ; Tràn lan dự án quây tôn, rao bán rồi bất động;... là những thông tin về bất động sản đáng chú ý tuần qua.
TPO - Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng chính sách an sinh xã hội sau tái định cư chưa được quan tâm, vị trí các dự án tái định cư chưa thuận lợi trong giao thông, tiện ích nên dẫn tới bị bỏ hoang.
TPO - Bộ Xây dựng cho biết, tại các địa phương không còn tình trạng tăng nóng, sốt cục bộ như những tháng đầu năm. Giá giao dịch thứ cấp nhà ở riêng lẻ và đất nền trong quý III/2022 có xu hướng giảm, khoảng 2-3% so với quý trước.
TP - Thị trường bất động sản đang gặp hàng loạt khó khăn về thanh khoản, nguồn cung, tín dụng, lãi suất…Thế nhưng, thời gian gần đây, thị trường còn phải đối mặt tin đồn bắt bớ các chủ đầu tư, tin đồn ác ý về hoạt động của dự án. Vì thế, nhiều nhà đầu tư nhấp nhổm lo lắng về đống tài sản khan thanh khoản.
TPO - Chuyên gia nhận định, hiện giá bán phân khúc biệt thự, liền kề Hà Nội đã tăng quá cao, nếu tiếp tục tăng nữa sẽ ảnh hưởng đến thị trường, vì thế việc phân khúc này giảm giá thời gian tới là điều tất yếu.