Thí điểm dán tem phân biệt đào rừng ở Sơn La

Theo Bộ NN&PTNT, tuỳ điều kiện cụ thể từng địa phương, trước mắt có thể áp dụng biện pháp xác nhận nguồn gốc, xuất xứ phù hợp, nhưng không tạo thêm thủ tục hành chính, ánh tắc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hợp pháp.
Theo Bộ NN&PTNT, tuỳ điều kiện cụ thể từng địa phương, trước mắt có thể áp dụng biện pháp xác nhận nguồn gốc, xuất xứ phù hợp, nhưng không tạo thêm thủ tục hành chính, ánh tắc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hợp pháp.
TPO - Liên quan đến kiến nghị của Sơn La và một số địa phương về việc xác định nguồn gốc đào trồng, Bộ NN&PTNT cho biết, các địa phương trước mắt có thể áp dụng biện pháp xác nhận nguồn gốc, xuất xứ phù hợp, nhưng không tạo thêm thủ tục hành chính, ánh tắc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hợp pháp.

Ngày 18/1, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn ký văn bản gửi các địa phương liên quan đến đến việc tăng cường công tác bảo vệ rừng và quản lý, truy xuất nguồn gốc cây đào do người dân trồng trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.

Bộ NN&PTNT cho biết, việc khai thác cây đào, cây mai và một số cây trồng ngoài diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng tự nhiên do tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tự bỏ vốn trồng sẽ do chủ rừng quyết định việc khai thác theo quy định của pháp luật.

Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo, quản lý tại cơ sở; tuyên truyền, vận động không để lợi dụng chặt, phá cây rừng.

Theo Bộ NN&PTNT, tùy theo điều kiện cụ thể địa phương, trong thời gian trước mắt có thể áp dụng biện pháp xác nhận nguồn gốc, xuất xứ phù hợp, nhưng không tạo thêm thủ tục hành chính, ánh tắc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hợp pháp.

Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các địa phương tiếp tục nghiên cứu cơ chế, chính sách đảm bảo khả thi đúng pháp luật, phù hợp với thực tiễn để áp dụng thống nhất trong cả nước.

Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm túc, quyết liệt chỉ đạo và các giải pháp tại Chỉ thị số 45 ngày 31/12/2020 của Thủ tướng về “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021 cũng như văn bản số 50/BNN-TCLN ngày 6/1/2021 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn chỉ thị trên; tổng hợp báo cáo gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 31/01/2021.

Trước đó, tại hội nghị tổng kết năm 2020 mới đây của ngành Nông nghiệp, Thủ tướng yêu cầu không được chặt cây rừng, hoa đào, các loại cây khác ở núi rừng, nhất là núi rừng Tây Bắc. 

Trao đổi với báo chí liên quan đến chỉ đạo trên của Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, chỉ đạo của Thủ tướng là nhằm cấm chặt đào rừng tự nhiên chứ không cấm mua bán đào do người dân miền núi hoặc miền xuôi trồng.

Với đào do người dân trồng trong vườn trong rẫy, trồng ở khu vực rừng trồng để khai thác, bán dịp Tết, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh cần khuyến khích, vừa giúp đáp ứng cung - cầu của thị trường, vừa giúp người lao động, hộ nông dân có thêm thu nhập.

Liên quan đến đề xuất “dán tem” xác nhận nguồn gốc của một số tỉnh miền núi phía Bắc về thành phố bán dịp Tết, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định, Chính phủ ủng hộ đề xuất này.

“Việc dán tem như vậy là để minh bạch nguồn gốc cây đào, để cơ quan quản lý cũng như người dân phân biệt được đào rừng tự nhiên và đào trồng, phân biệt loại đào bị cấm chặt phá, mua bán, vận chuyển, tiêu thụ và loại đào được khuyến khích sản xuất, khai thác”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

MỚI - NÓNG
Bất ngờ với bảng giá đất mới của TPHCM
Bất ngờ với bảng giá đất mới của TPHCM
TPO - Dự kiến, bảng giá đất điều chỉnh của TPHCM sẽ được ban hành vào chiều ngày 16/10. Tuy nhiên, mức giá lại giảm mạnh so với trước kia. Chẳng hạn, đất thương mại dịch vụ tại đường Đồng khởi, quận 1 đang thu theo mức bình quân là 9 triệu đồng/m2/năm nhưng bảng giá đất mới là 5 triệu đồng/m2/năm.
Kịch bản mới nhất về tăng trưởng kinh tế năm nay
Kịch bản mới nhất về tăng trưởng kinh tế năm nay
TPO - Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm nay có thể đạt mức tăng 7% như mục tiêu của Chính phủ. Tuy nhiên, cơ quan này cũng lưu ý một số rủi ro trong quý IV về cơ cấu tăng trưởng, nhu cầu thị trường thấp...