Thái Bình công bố quy mô Lễ hội đền Trần năm 2020

Từ năm 2020, Lễ hội đền Trần Thái Bình sẽ được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh - Ảnh: Hoàng Long
Từ năm 2020, Lễ hội đền Trần Thái Bình sẽ được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh - Ảnh: Hoàng Long
TPO - UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức họp báo, công bố việc từ năm 2020, Lễ hội Đền Trần Thái Bình sẽ được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh, đồng thời thông báo nội dung lễ hội năm nay.

Theo ông Trần Ngọc Tuấn, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thái Bình, khác với những năm trước giao cho cấp huyện tổ chức, năm 2020 là năm đầu tiên Lễ hội đền Trần tại Thái Bình được tổ chức quy mô cấp tỉnh. Dự kiến sẽ đón lượng lớn du khách thập phương trở về chiêm bái, dâng hương. Dưới sự chủ trì và chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, lễ hội đền Trần năm nay sẽ được tổ chức quy mô hơn, chu đáo hơn. Chính vì vậy, ban tổ chức chú trọng công tác đón tiếp, phục vụ, bảo đảm an ninh trật tự.

Theo đó, lễ hội được tổ chức trong 05 ngày, từ ngày 6/2 đến ngày 10/2/2020 (tức ngày 13 đến 17 tháng Giêng năm Canh Tý) tại Khu di tích lịch sử văn hoá Đền Trần nằm tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Lễ khai mạc từ 20 giờ ngày 6/2 tại khu di tích đền Trần. Chương trình khai mạc được tường thuật trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình.

Thái Bình công bố quy mô Lễ hội đền Trần năm 2020 ảnh 1

UBND tỉnh Thái Bình họp báo công bố quy mô tổ chức Lễ hội Đền Trần 2020 - Ảnh: Hoàng Long

Phần lễ diễn ra ngày 6/2 (tức ngày 13 tháng Giêng năm Canh Tý) gồm các nghi lễ truyền thống như lễ dâng hương tại mộ các vua Trần, tế mở cửa đền, lễ rước thuỷ và bộ, lễ bái yết và các hoạt động tế.

Phần Hội diễn ra từ ngày 7/2 đến ngày 10/2 (tức ngày 14 đến 17 tháng Giêng năm Canh Tý gồm các phần thi cỗ cá, thi pháp đất, thi gói bánh chưng, Ngày thơ Việt Nam, liên hoan hát Văn, thi kéo lửa nấu cơm cần…

Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động phần lễ theo thường niên, các hoạt động phần hội sẽ có các hoạt động phong phú, đa dạng, hấp dẫn, kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và hiện đại, thể hiện nét văn hóa đặc sắc của mảnh đất, con người Thái Bình và vùng đất Long Hưng, Hưng Hà, gắn với tôn vinh di sản lễ hội đền Trần là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Để chuẩn bị cho công tác tổ chức, UBND tỉnh Thái Bình đã thành lập Ban Tổ chức, 4 Tiểu ban để chỉ đạo, triển khai các hoạt động lễ hội Đền Trần.

Cũng theo ông Tuấn, Khu di tích lịch sử văn hoá Đền Trần ở huyện Hưng Hà được xem là nơi phát tích của Nhà Trần, vương triều được xem là hưng thịnh nhất trong lịch sử dân tộc. Lễ hội Đền Trần nhằm tiếp tục khẳng định giá trị di sản văn hóa nhà Trần ở Thái Bình, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của các bậc tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ và ý thức trách nhiệm trong việc tham gia bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế xã hội.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.