Tài sản cạnh tranh

Tài sản cạnh tranh
TP - Việt Nam đang có được mức độ ổn định mà nhiều nước trong khu vực phải ghen tị. Việc chuyển giao lãnh đạo đã diễn ra suôn sẻ, êm đẹp, tăng trưởng kinh tế luôn ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát và vấn đề tiền tệ, tỷ giá không có biến động nhiều.

Sự ổn định dài hạn nếu được duy trì, mà nhiều khả năng sẽ là như vậy, thì đó vẫn là một trong những tài sản cạnh tranh mạnh nhất của Việt Nam.

Trong bối cảnh thách thức kinh tế và gió ngược toàn cầu, các thành viên của chúng tôi vẫn lạc quan về triển vọng đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam. Trên thực tế, hơn 70% thành viên AmCham (Phòng Thương mại Mỹ) nghĩ rằng, môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang cải thiện. Tuy nhiên, chúng tôi cũng thấy sự quan tâm ban đầu của một số nhà đầu tư tiềm năng đã không biến thành hành động trong thực tế vì họ vẫn phải đương đầu một số khó khăn, thách thức liên quan tham nhũng, nguồn nhân lực và môi trường pháp lý, kinh doanh còn phức tạp, bị hạn chế và chưa rõ ràng. Họ cần những sáng kiến thúc đẩy, thay vì hạn chế, các cơ hội làm ăn.

Các công ty Mỹ quan tâm tới những thành công tiếp nối của Việt Nam. Các thành viên của chúng tôi tin tưởng rằng, môi trường đầu tư, kinh doanh có thể tốt hơn nữa nếu Việt Nam có những hành động làm tăng năng suất, giảm chi phí và rủi ro đầu tư, kinh doanh. Chính phủ có thể đảm bảo tăng trưởng bằng cách duy trì ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô, xây dựng cơ sở hạ tầng đẳng cấp quốc tế, gia tăng nỗ lực nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động và thúc đẩy việc thuận lợi hóa đầu tư, kinh doanh.

Cụ thể, Việt Nam cần phát triển cơ sở hạ tầng trọng yếu đủ về số lượng và tốt về chất lượng để hỗ trợ loại hình đầu tư và tăng trưởng kinh tế mà tất cả chúng ta đều mong muốn, đặc biệt trong những lĩnh vực quan trọng như điện lực, giao thông vận tải… Việt Nam cần đầu tư nguồn lực thích đáng và chào đón đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn nữa vào lĩnh vực giáo dục để đảm bảo rằng, Việt Nam có lực lượng lao động lành nghề, từ các nhà quản lý, tới kỹ sư, kỹ thuật viên sản xuất - những người có thể bước cao hơn nữa trong chuỗi giá trị khi mà chi phí lao động tiếp tục tăng.

Việt Nam cũng cần đẩy mạnh việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước để đảm bảo rằng, các doanh nghiệp này được quản lý với độ minh mạch, tinh thần trách nhiệm và tính giải trình cao. Và cũng để đảm bảo rằng, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong một sân chơi bình đẳng cùng với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài.

Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như vậy sẽ tăng niềm tin, sự tin tưởng của nhà đầu tư, giúp Việt Nam tiếp tục là điểm đến cạnh tranh đối với đầu tư nước ngoài. Chúng tôi tin tưởng vai trò lãnh đạo của Việt Nam trong ASEAN. Chúng tôi tin rằng, Việt Nam là điểm đến sản xuất thay cho Trung Quốc.

Adam Sitkoff (Giám đốc điều hành AmCham tại Hà Nội)

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Căn cứ lực lượng an ninh ở Iraq bị không kích
Căn cứ lực lượng an ninh ở Iraq bị không kích
TPO - Lực lượng Huy động Nhân dân (PMF) Iraq - một lực lượng an ninh chính thức - cho biết sở chỉ huy của họ tại căn cứ quân sự Kalso (cách thủ đô Baghdad khoảng 50 km về phía nam) đã hứng chịu một vụ nổ lớn vào tối 19/4. Hai nguồn tin an ninh cho biết vụ nổ là kết quả của một cuộc không kích.