Tôi có theo dõi chương trình trao đổi của các đại biểu Quốc hội tại các phiên họp toàn thể trên hội trường về vấn đề chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK). Là người đã tham gia nhiều lần biên soạn CT và SGK, tôi ngạc nhiên trước một vài ý kiến cho rằng: Bộ GD&ĐT có vẻ đã chưa làm tròn trách nhiệm quản lý nhà nước khi không thực hiện biên soạn một bộ SGK của Bộ. Nhà nước xã hội hóa để các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK, nhưng Nhà nước vẫn phải giữ vai trò chủ đạo…
TP - Việc bài thơ Bắt nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh bị dư luận mổ xẻ/ “bắt nạt” thêm một lần nữa chứng tỏ, văn chương đương đại, đặc biệt là thơ không dễ được đồng thuận khi đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy.
TP - Giai đoạn 2015 – 2022, Nhà nước đã ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông là gần 214.000 tỷ đồng. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quá trình thực hiện đổi mới còn nhiều bất cập, trong đó có trách nhiệm rất lớn của Bộ GD&ĐT.
TPO - Gây tranh cãi trong cộng đồng phụ huynh khi công bố giá sách giáo khoa (SGK) cho lớp 4, 8 và 11 tăng gấp 3 lần so với năm trước, phía nhà xuất bản (NXB) đã đưa ra lời giải thích.
Từ năm học 2023 – 2024, lớp 4 sẽ thay sách giáo khoa (SGK) theo chương trình giáo dục phổ thông mới (hay còn gọi là chương trình giáo dục phổ thông 2018). Với môn học Lịch sử và Địa lí, liệu có thay đổi như thế nào so với chương trình cũ?
TP - Một số góc khuất trong xuất bản phát hành sách giáo khoa (SGK) đã được cơ quan thanh tra chỉ ra. Dư luận hy vọng khi các thông tin được minh bạch, cùng với chỉ đạo của Chính phủ, các cơ quan liên quan, giá SGK sẽ giảm trong thời gian tới.
TPO - Ngày 13/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét nơi ở đối với ông Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch HĐTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và 3 bị can liên quan.
TPO - Năm học mới 2022- 2023 đã diễn ra cả tuần nay nhưng nhiều phụ huynh tại TPHCM vẫn chưa mua được một số loại sách chuyên đề, sách bài tập theo Chương trình giáo dục phổ thông mới cho con.
TP - Trước phản ứng của dư luận về giá sách giáo khoa (SGK) chương trình mới tăng gấp nhiều lần so với SGK chương trình cũ, Bộ GD&ĐT đề xuất nhiều giải pháp để học sinh vùng khó có SGK học. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế.
TPO - Mới đây lãnh đạo Bộ GD&ĐT đề xuất dùng ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa đưa vào thư viện trường học, cho học sinh mượn sử dụng nhiều lần. Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội đã đưa ra ý kiến về đề xuất này.
TP - Chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là đúng đắn, nhưng sau 3 năm triển khai thay SGK, Bộ GD&ĐT không thể ngờ thị trường sách lại có cục diện như hiện nay.
TP - Giá sách giáo khoa (SGK) theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới có giá cao gấp 2-3 lần sách cũ, số đầu sách tăng vọt và nhiều sách không dùng đến nhưng vẫn được in để học sinh mua. Thực tế đó khiến phụ huynh bức xúc than trời vì giá tăng cao và kiểu bán sách “bia kèm lạc”.
TPO - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa công bố giá sách giáo khoa mới lớp 3,7,10 với mức giá từ 177.000 đồng- 310.000 đồng/bộ, chưa kể sách tiếng Anh và tùy tổ hợp học sinh lựa chọn.
Năm 2020-2021, Bộ GD&ĐT tiếp tục triển khai chủ trương “Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa”. Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Mặc dù có đa dạng các bộ SGK nhưng hiện nay nhiều giáo viên ở các tỉnh thành vẫn không được sử dụng loại sách mình lựa chọn.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, danh mục sách giáo khoa lớp 7 gồm 40 sách giáo khoa của 12 môn học và hoạt động giáo dục; và lớp 10 gồm 44 sách giáo khoa của 14 môn học và hoạt động giáo dục.
Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, đã áp dụng được 2 năm thế nhưng câu chuyện về sách giáo khoa (SGK) vẫn luôn là vấn đề được các chuyên gia giáo dục quan tâm. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng nên thay đổi thông tư 25, đồng thời việc chọn SGK giảng dạy nên để cho các nhà trường.
TPO - PGS.TS Phạm Văn Tình, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng với các phiên âm tên nước ngoài trong sách giáo khoa như hiện nay lạc hậu và lạc điệu. Vì vậy, cần viết nguyên dạng và có thể mở ngoặc phiên âm lần đầu để giúp học sinh đọc không quá sai.
TPO - Ngày 7/9, Sở GD&ĐT TPHCM đề xuất với UBND TP thành lập ban chỉ đạo tổ chức vận động, tiếp nhận nguồn tài trợ xã hội giúp hơn 72.000 học sinh thiếu điều kiện học trực tuyến.
TPO - Năm học mới bằng hình thức trực tuyến đang cận kề nhưng nhiều học sinh vẫn đang gặp khó khăn do thiếu điện thoại thông minh, máy tính. Trước tình thế này, nhiều trường học đã kêu gọi phụ huynh, mạnh thường quyên góp và “ATM” điện thoại thông minh ra đời…
TPO - Ngày 27/8, UBND TPHCM có văn bản khẩn gửi Sở GD&ĐT, Sở Giao thông vận tải, Công an TP về việc tạo điều kiện cho việc các cơ sở đi lại làm nhiệm vụ phát hành sách giáo khoa (SGK) phục vụ năm học mới 2021-2022.
TPO - Hiện nay, nhiều phụ huynh than phiền, lo lắng vì năm học mới đã cận kề nhưng học sinh chưa có sách giáo khoa (SGK). Các trường học hiện đang tìm giải pháp để chuyển sách tới tay học sinh trước lễ khai giảng.
TPO - Năm học mới đã cận kề tuy nhiên học sinh ở nhiều trường tại Hà Nội chưa có sách giáo khoa, đồng phục mới như những năm học trước để chào đón một mùa tựu trường mới.
TPO - Nhiều phụ huynh tại TPHCM đang lo lắng khi năm học sắp đến nhưng họ không thể mua sách giáo khoa (SGK) cho con. Một số khác đã đặt hàng nhưng chờ hoài vẫn không thấy giao.
TPO - Ngày 6/4, Chủ tịch UBND TP HCM ban hành Quyết định 1188/QĐ-UBND phê duyệt danh mục sách giáo khoa (SGK) lớp 2, lớp 6 và điều chỉnh bổ sung danh mục SGK lớp 1 trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022 trên địa bàn TP.
TP - Điểm mới của chương trình, SGK mới từ lớp 6 áp dụng trong năm học 2021-2022 là tích hợp các đơn môn thành 2 tổ hợp Khoa học tự nhiên (KHTN), Khoa học xã hội (KHXH).
TP - Các hội đồng lựa chọn sách giáo khoa (SGK) cấp thành phố ngày 17/3 đã có buổi làm việc đầu tiên. Đây là bước cuối cùng quyết định việc bộ SGK lớp 2 và lớp 6 nào sẽ đến tay học sinh năm học tới.
TP - Năm đầu tiên thực hiện đổi mới, chương trình SGK từ lớp 1 do các trường chọn sách; đến năm nay, SGK lớp 2, lớp 6 lại do UBND tỉnh, thành phố lập hội đồng lựa chọn. Nhiều nhà quản lý cho rằng, điều này có phần gây xáo trộn trong dạy học và việc lựa chọn nên tôn trọng ý kiến của giáo viên.
TPO - Tổng kết sau một học kỳ thực hiện chương trình GDPT mới, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, đa số học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ ngày; kiểm tra định kỳ 2 môn Toán, Tiếng Việt các em đạt kết quả tốt. Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương chuẩn bị thực hiện chương trình mới năm tiếp theo từ lớp 2, lớp 6, trong đó SGK do UBND các tỉnh, TP lựa chọn.