TPO - Tờ mờ sáng 24/2 (rằm tháng Giêng), nhiều người đội mưa thức xuyên đêm ở đền Trần để chờ phát những lá ấn đầu tiên. Nơi phát ấn lộc và trả ấn theo phiếu đăng ký được quy định rõ, du khách xếp hàng trước các cửa phát ấn được thông báo từ trước.
TPO - Từ 21h tối 23/2 (14 tháng Giêng), dòng người đổ về đền Trần (Nam Định) dự lễ khai ấn mỗi lúc một đông. Lễ khai ấn diễn ra từ 23h. Trong thời gian diễn ra lễ khai ấn, lực lượng chức năng lắp hàng rào từ xa để đảm bảo an ninh. Nhiều người dân vái vọng phía trước rào.
TPO - Sau lễ khai ấn ở đền Trần (Nam Định), người dân lập tức ùa vào sân đền để làm lễ. Tuy nhiên, lực lượng chức năng yêu cầu du khách không tràn vào trong đền. Cơn mưa từ sáng kéo dài tới đêm muộn không cản bước du khách về với lễ khai ấn đền Trần 2024.
TPO - Lễ khai ấn đền Trần 2024 được tổ chức vào giờ Tý (23h), đêm 14 tháng Giêng (23/2) với các nghi lễ thiêng truyền thống. Từ 15h chiều 14 tháng Giêng dù trời mưa rả rích nhưng du khách thập phương đổ về khu vực đền Trần khá đông.
TP - Lễ hội Khai ấn đền Trần năm 2023 được tổ chức trở lại sau ba năm liên tiếp tạm dừng vì dịch COVID-19. Các nghi lễ, nghi thức truyền thống đảm bảo trang trọng, ý nghĩa. Việc phát lộc ấn được tiến hành theo quy củ, không gây ra tình trạng hỗn loạn, xô đẩy, tranh giành.
TPO - Tối 4/2, rạng sáng 5/2 (tức đêm 14, rạng sáng 15 tháng Giêng âm lịch), tại Di tích Quốc gia - Đền thờ Trần Hưng Đạo ở làng Thổ Khối, xã Yên Dương, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã diễn ra lễ khai ấn Xuân Quý Mão năm 2023.
TPO - Ông Nguyễn Đức Bình - Phó BTC Lễ hội Khai ấn đền Trần kiêm trưởng BQL đền Trần khẳng định, mọi công tác chuẩn bị cho Lễ khai ấn đêm 14 tháng Giêng được hoàn tất theo đúng kế hoạch. Năm vòng an ninh và các lực lượng an ninh trật tự, công an đã vào vị trí đảm bảo an toàn.
TPO - Tỉnh Đoàn Hải Dương vừa chỉ đạo Ban Thường vụ Đoàn trường Đại học Sao Đỏ huy động hơn 80 bạn đoàn viên, thanh niên trường tham gia tình nguyện hỗ trợ, phục vụ Lễ hội mùa Thu Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2022, trong đó có nhiệm vụ tuyên truyền hạn chế đốt vàng mã, chống mê tín, dị đoan.
TPO - Do diễn biến dịch bệnh phức tạp, tỉnh Nam Định đã quyết định dừng, không tổ chức Lễ hội khai ấn xuân Nhâm Dần 2022. Việc phát ấn đền Trần sẽ diễn ra từ sau ngày Rằm tháng Riêng với các điều kiện bảo đảm phòng chống dịch nghiêm ngặt.
TPO - Lễ hạ nêu, khai ấn cung chúc tân xuân đã được tái hiện trang trọng tại di tích Triệu miếu và Thế miếu - Đại nội Huế gợi lại nghi thức quan trọng mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy hành chính trung ương xưa, với hy vọng cả năm mọi việc suôn sẻ, thành công, đất nước thái bình thịnh trị.
TPO - Tại lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Văn Nên khẳng định, để đất nước có được như ngày hôm nay, biết bao thế hệ tiền nhân đã hy sinh xương máu, công sức dựng xây, bảo vệ và bổn phận của các thế hệ nối tiếp là phải nhớ ơn, gìn giữ, dựng xây và phát triển đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
TPO - Lễ hội đền Trần năm nay được xem là đã giảm được nhiều vấn nạn thường gặp ở các lễ hội như nạn ăn xin, ăn mày, chặt chém du khách, đặc biệt là việc chen lấn, xô đẩy, ném tiền, cướp lộc, cướp ấn…
TPO - Ngay sau lễ khai ấn đền Trần (Nam Định), hàng nghìn du khách thập phương từ các lối ùa vào đền Thiên Trường khiến nơi đây đông đúc đến nghẹt thở.
TPO - Khi ban tổ chức thông báo sẽ ngăn chặn, xử lý hành vi cướp lộc, ném tiền vào kiệu ấn khi lễ khai ấn diễn , nhiều du khác nghĩ ra phương án cầu may mới là đặt tiền vào mâm lễ, kiệu ấn từ trước giờ khai lễ.
TP - Trong cuộc họp báo công bố lễ hội Khai ấn đền Trần 2019 chiều 21/1, BTC cho biết lễ hội đền Trần diễn ra từ ngày 15/2-20/2 (tức ngày 11 đến 16 tháng Giêng năm Kỷ Hợi). Lễ hội năm 2019 có nhiều hoạt động truyền thống như lễ rước kiệu Ngọc Lộ, rước nước, tế cá.
TPO - Năm nay, Ban Tổ chức sẽ tiếp tục đặt 16 camera giám sát tại đền Trần. Thành phố cũng tổ chức 3 đoàn kiểm tra tuần hành liên tục trong thời gian diễn ra lễ hội, niêm yết đường dây nóng tại các điểm trông giữ xe, nhà nghỉ, khách sạn, quán ăn… để “xử lý nóng” các tình huống phát sinh.
TPO - TS. Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, cho rằng hiện tượng ngày càng nhiều người đổ về đền Trần xin ấn chứng tỏ “mê tín dị đoan ngày càng phát triển”.
TPO - Đêm ngày 1/3 (tức 14 tháng Giêng âm lịch), hàng nghìn người đã đến đền Thiên Trường (phường Lộc Vượng, TP Nam Định) để dâng hương, lễ bái sau giờ khai ấn. Nhiều người dùng tiền xoa vào chuông, khánh, chạm tay vào đồ thờ cúng trong đền để cầu tài lộc.
TPO - Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện ký công văn ngày 27/2 xung quanh việc triển khai Công điện 240 của Thủ tướng về lễ hội và các hoạt động đầu xuân.
Trong đêm lạnh giá, hàng ngàn người dân nán lại sân Đền Trần (Nam Định) chờ đến 5h để xin được ấn Vua cầu bình an và tài lộc, nhiều người ở xa phải xếp hàng sớm để tranh thủ về quê trong buổi sáng cuối tuần.
TP - Đến hẹn lại lên, đêm 14 tháng Giêng hằng năm, hàng vạn người lại đổ về đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định) chờ thời khắc khai ấn đền Trần lúc nửa đêm. Giá nhà nghỉ tăng gấp nhiều lần, khách sạn cháy phòng, chen lấn đến ngộp thở cũng không thể ngăn cản họ tìm về nơi được cho là thiêng, có thể cầu công danh, phú quý.
TPO - Chiều 10/2, hàng ngàn du khách đã về Nam Định dâng hương, làm lễ trước giờ khai ấn, khiến khuôn viên và đường dẫn vào đền Trần luôn trong tình trạng chật cứng.
TPO - UBND TP Nam Định đã huy động hơn 2000 cảnh sát và các lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cho đêm khai ấn đền Trần diễn ra tối 10/2 (ngày 14 tháng Giêng).
TP - Cả nước hơn 8.000 lễ hội lớn bé, chủ yếu diễn ra trong tháng Giêng này. Đáng báo động không ít lễ hội ngày càng biến tướng, ít văn hóa và nhiều bạo lực hơn.
TPO - Sáng sớm 22/2 (15 tháng Giêng âm lịch), hàng vạn người chen chân xếp hàng xin ấn đền Trần tại Nam Định. Dù lực lượng chức năng hoạt động hết công suất nhưng vẫn xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy do lượng người quá đông.