Sự thật ấn cổ nổi tiếng ở đền Trần

Sự thật ấn cổ nổi tiếng ở đền Trần
TPO - Đền Trần Nam Định nổi tiếng khắp nước với lễ khai ấn đầu năm. Chuyện chiếc ấn ở ngôi đền này cũng có nhiều điều ly kỳ, đáng nói.

Sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất, năm 1239, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho các quan tại phủ Thiên Trường. Việc phong chức thực hiện bằng việc khai ấn, đóng vào các sắc phong. Ít năm sau đó, với cuộc chiến chống quân Nguyên Mông, lễ khai ấn bị gián đoạn tới năm 1262, Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại. Rồi thời gian và chiến tranh lại xóa nhòa tất cả.

Năm 1822, vua Minh Mạng cho khắc lại ấn và mở lại lễ khai ấn. Tại phủ Thiên Trường vào lúc bắt đầu giờ Tý ngày 15 tháng giêng hằng năm. Tuy nhiên ấn bây giờ chỉ còn mang tính biểu tượng, trên ấn chỉ khắc chữ “Trần triều điển cố”. Rồi chiến tranh và thời gian làm cho lễ khai ấn rơi vào quên lãng, ấn lại bị thất lạc.

Mãi đến một hai chục năm trở lại đây, lễ khai ấn được phục dựng trở lại với quy mô lớn. Nhiều người quan niệm, muốn thăng quan tiến chức phải đến xin bằng được tờ ấn sớ đền Trần. Và tối 14 tháng giêng hằng năm, người ta lại đổ về đây đông nườm nượp chờ lấy được một tờ ấn sớ, hy vọng sẽ đem lại may mắn trên đường công danh.

Trước khi lễ khai ấn được tổ chức, vào ngày mùng 2 tháng Giêng, Ban quản lý Khu di tích đền Trần thực hiện nghi lễ xin mở ấn để in các lá ấn phục vụ lễ khai ấn. Nội dung lá ấn bao gồm các chữ: “Trần triều điển cố – tích phúc vô cương”’.

Đến 22h ngày 14 tháng Giêng, lễ khai ấn được bắt đầu với nghi thức rước hòm ấn từ nội cung đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường. Sau khi lễ khai ấn được thực hiện bởi 14 cụ cao niên thôn Tức Mặc (phường Lộc Vượng) kết thúc, khách thập phương vào đền Thiên Trường để tế lễ, xin lá ấn với mong muốn một năm mới thành đạt và phát tài.

Không phải ai về xin ấn đền Trần cũng hiểu được hết ý nghĩa của nghi lễ này. Bản chất của bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn là Nhà Trần ban cho con cháu cái phúc, dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dầy thì được hưởng lộc càng bền vững. Đấy là ý nghĩa giáo dục sâu sắc nhất của việc ban ấn.

Ý nghĩa của ấn chỉ đơn giản như vậy nhưng không phải ai cũng hiểu mà vẫn còn một số lầm tưởng rằng, xin ấn để cầu “thăng quan, tiến chức”. Vì vậy, những ai cầm ấn trong tay mà không hiểu bản chất ý nghĩa sâu sắc đó thì ấn cũng chẳng có giá trị gì.

Đền Trần là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), là nơi thờ các vua Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ XV.

Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Cả ba đền đều có kiến trúc chung, và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu.

Đền Thiên Trường được xây trên nền Thái miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ họ của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các Thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Đền Trần hiện nay được  người dân địa phương xây bằng gỗ từ năm Chính Hòa thứ 15 (tức năm 1695). Các năm 1773, 1854, 1895, 1907-1908, đền được mở rộng và xây thêm.

Đền Cố Trạch được xây vào năm 1894. Đền Cố Trạch đặt bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng. Tiền đường của đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo, đó là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa.

Thiêu hương (kinh đàn) là nơi đặt long đình trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Bên trái đặt bài vị các quan văn. Bên phải đặt bài vị của các quan võ.

Đền Trùng Hoa mới được chính quyền tỉnh Nam Định với sự hỗ trợ về kinh phí của Chính phủ xây dựng từ năm 2000. Đền được xây trên nền cung Trùng Hoa xưa - nơi các đương kim hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị Thái thượng hoàng. Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng bằng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm.

Có mấy loại ấn liên quan đến Lễ khai ấn đền Trần?

1. Có mấy loại ấn liên quan đến Lễ khai ấn đền Trần?

  • icon

    1

  • icon

    2

  • icon

    3

Một nghi lễ không thể thiếu mới được thực hiện gần đây tại Lễ hội đền Trần là gì?

2. Một nghi lễ không thể thiếu mới được thực hiện gần đây tại Lễ hội đền Trần là gì?

  • icon

    Rước nước

  • icon

    Tế cá

  • icon

    Cả hai điều trên

Sau khi vua cha Trần Duệ Tông tử trận, con trai Trần Hiện lên ngôi, lấy hiệu là Trần Phế Đế. Trước việc vua Chiêm liên tục đánh phá Đại Việt, vua Trần Phế Đế đã làm gì?

3. Sau khi vua cha Trần Duệ Tông tử trận, con trai Trần Hiện lên ngôi, lấy hiệu là Trần Phế Đế. Trước việc vua Chiêm liên tục đánh phá Đại Việt, vua Trần Phế Đế đã làm gì?

  • icon

    Sai người mang tiền vàng đi cất giấu

  • icon

    Tập hợp quân sĩ đánh trả

Vì quá tin dùng Hồ Quý Ly, thượng hoàng Trần Nghệ Tông nghe lời xúi giục, truất ngôi và bức tử Trần Phế Đế. Được nhiều quân sĩ giúp đỡ, nhưng vì sao Phế Đế vẫn có kết cục bi thảm?

4. Vì quá tin dùng Hồ Quý Ly, thượng hoàng Trần Nghệ Tông nghe lời xúi giục, truất ngôi và bức tử Trần Phế Đế. Được nhiều quân sĩ giúp đỡ, nhưng vì sao Phế Đế vẫn có kết cục bi thảm?

  • icon

    Không muốn trái ý vua cha

  • icon

    Kế hoạch cứu vua của quân sĩ bị lộ

Vua nào nhà Trần bị Quý Ly ép phải dời bỏ kinh thành và nhường ngôi báu cho con?

5. Vua nào nhà Trần bị Quý Ly ép phải dời bỏ kinh thành và nhường ngôi báu cho con?

  • icon

    Trần Thuận Tông

  • icon

    Trần Phế Đế

  • icon

    Trần Thiếu Đế

Không chỉ bị ép dời bỏ kinh thành và nhường ngôi báu, Trần Thuận Tông còn bị Quý Ly ép làm gì?

6. Không chỉ bị ép dời bỏ kinh thành và nhường ngôi báu, Trần Thuận Tông còn bị Quý Ly ép làm gì?

  • icon

    Cả hai điều trên

  • icon

    Đi tu

  • icon

    Tự tử

Trần Thiếu Đế, vua cuối cùng của nhà Trần, có phải chịu cảnh bức tử như hai vua trước đó?

7. Trần Thiếu Đế, vua cuối cùng của nhà Trần, có phải chịu cảnh bức tử như hai vua trước đó?

  • icon

    Không

  • icon

Người chú nào của vua Trần Thánh Tông từng dẫn quân Nguyên về xâm lược nước ta nhưng bị quân Trần đánh cho tan tác?

8. Người chú nào của vua Trần Thánh Tông từng dẫn quân Nguyên về xâm lược nước ta nhưng bị quân Trần đánh cho tan tác?

  • icon

    Trần Di Ái

  • icon

    Trần Khánh Dư

  • icon

    Trần Nhật Hiệu

Hoàng tử nào của nhà Trần đã đầu hàng giặc, sau bị gọi với biệt danh mỉa mai là Ả Trần?

9. Hoàng tử nào của nhà Trần đã đầu hàng giặc, sau bị gọi với biệt danh mỉa mai là Ả Trần?

  • icon

    Trần Ích Tắc

  • icon

    Trần Hữu Lượng

  • icon

    Trần Phổ Tài

Ai không mang họ Trần nhưng lại làm vua nhà Trần?

10. Ai không mang họ Trần nhưng lại làm vua nhà Trần?

  • icon

    Dương Nhật Lễ

  • icon

    Hồ Quý Ly

  • icon

    Dương Khương

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.