Người dân thức xuyên đêm để được phát ấn đền Trần từ tờ mờ sáng

TPO - Tờ mờ sáng 24/2 (rằm tháng Giêng), nhiều người đội mưa thức xuyên đêm ở đền Trần để chờ phát những lá ấn đầu tiên. Nơi phát ấn lộc và trả ấn theo phiếu đăng ký được quy định rõ, du khách xếp hàng trước các cửa phát ấn được thông báo từ trước. 
Người dân thức xuyên đêm để được phát ấn đền Trần từ tờ mờ sáng ảnh 1

Sau lễ khai ấn lúc 23h đêm 23/2, ban tổ chức lễ hội đền Trần (Nam Định) tiến hành phát ấn cho người dân từ sáng sớm rằm tháng Giêng (24/2).

Người dân thức xuyên đêm để được phát ấn đền Trần từ tờ mờ sáng ảnh 2

Nhiều người đội mưa thức xuyên đêm chờ tới phần phát ấn.

Người dân thức xuyên đêm để được phát ấn đền Trần từ tờ mờ sáng ảnh 3

Nơi phát ấn lộc và trả ấn theo phiếu đăng ký được quy định rõ, du khách xếp hàng trước bốn cửa phát ấn được thông báo từ trước.

Người dân thức xuyên đêm để được phát ấn đền Trần từ tờ mờ sáng ảnh 4

Ban tổ chức lễ hội phát ấn tại nhà Giải vũ cung Thiên Trường, đền Cố Trạch và nhà trưng bày tại cung Trùng Hoa.

Người dân thức xuyên đêm để được phát ấn đền Trần từ tờ mờ sáng ảnh 5

Ai cũng muốn xin được lá ấn từ đền Trần để mong may mắn, bình an, sự nghiệp hanh thông.

Người dân thức xuyên đêm để được phát ấn đền Trần từ tờ mờ sáng ảnh 6

Chị Đỗ Thu Hà đến từ Hà Nội chia sẻ đã ghé đền Trần phải chờ bằng được khoảnh khắc xin ấn. Chị coi đây là tục lệ may mắn đầu năm.

Người dân thức xuyên đêm để được phát ấn đền Trần từ tờ mờ sáng ảnh 7

Cảnh tấp nập ở khu vực phát ấn là hình ảnh quen thuộc của nhiều mùa lễ hội. Các cụ từ đền Trần thực hiện nghi lễ khai ấn trong đêm 14 tháng Giêng sau đó mới phát cho nhân dân. Việc phát ấn do hội người cao tuổi và hội cựu chiến binh thực hiện.

Người dân thức xuyên đêm để được phát ấn đền Trần từ tờ mờ sáng ảnh 8

Ông Nguyễn Đức Bình - Trưởng Ban quản lý Khu Di tích đền Trần, chùa Tháp - cho biết ở lễ hội đền Trần không có tình trạng phát ấn ngoài luồng trước giờ khai ấn hay mua bán ấn giả. Ban tổ chức phát ấn đến hết tháng Giêng, có thể kéo dài sang tháng hai âm lịch. "Người dân không nên quá vội vàng, sốt ruột, tránh nhận những lá ấn hay vật phẩm tín ngưỡng không đúng thuần phong mỹ tục và điển tích của lễ hội. Đó là điều ban tổ chức lễ hội không hề mong muốn”, ông Bình nói.

Người dân thức xuyên đêm để được phát ấn đền Trần từ tờ mờ sáng ảnh 9

Lễ hội khai ấn đền Trần năm nay được tổ chức khá quy củ, trang trọng, an toàn.

Người dân thức xuyên đêm để được phát ấn đền Trần từ tờ mờ sáng ảnh 10

Một du khách phấn khởi khi vừa xin được ấn từ tờ mờ sáng.

Người dân thức xuyên đêm để được phát ấn đền Trần từ tờ mờ sáng ảnh 11
Phủ Thiên Trường xưa (nay thuộc tỉnh Nam Định) là nơi phát tích của vương triều nhà Trần và có vị trí như là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt sau kinh thành Thăng Long. Năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông ra lệnh thực hiện chính sách “vườn không nhà trống” tại kinh thành Thăng Long và rút lui chiến lược về phủ Thiên Trường để huy động sức mạnh toàn dân. Sau khi đánh bại quân Nguyên Mông, vào ngày 14 tháng Giêng, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và thưởng công, phong tước cho các quan, quân có công trong việc đánh giặc.
Người dân thức xuyên đêm để được phát ấn đền Trần từ tờ mờ sáng ảnh 12
Kể từ đó, cứ vào ngày này, các vua Trần lại tổ chức nghi thức khai ấn để tế lễ trời đất, tổ tiên, phong chức tước cho những người có công, đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền nhà Trần.
Tin liên quan