Có 76 kết quả :

Người anh cả của văn hóa Việt Nam đương đại

Người anh cả của văn hóa Việt Nam đương đại

TP - “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người anh cả của nền văn hóa đương đại Việt Nam”. Đó là nhận định của PGS.TS Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Tổng Bí thư về cõi người hiền, nhưng di sản để lại tiếp thêm động lực cho văn nghệ sĩ trong hành trình giữ gìn, sáng tạo và bồi đắp nền văn hóa Việt Nam.
NSND Lê Chức (trái) và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi gặp mặt trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu đầu Xuân Mậu Tuất 2018

Nhà lãnh đạo ấm áp trong mắt văn nghệ sĩ

TP - Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ dành sự quan tâm đặc biệt đến văn hóa mà còn quan tâm đến văn nghệ sĩ. Vì vậy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không ít lần gặp mặt, nói chuyện và có những chỉ đạo sâu sát.
Quá ít tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng ra đời trong thời bình

Quá ít tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng ra đời trong thời bình

TPO - Trước đây, trong giai đoạn chiến tranh, từng xuất hiện những tác phẩm văn học nghệ thuật về quân đội và chiến tranh cách mạng sâu sắc, thuyết phục. Song hiện nay, khi quân đội vẫn đêm ngày rèn luyện tiến lên chính quy hiện đại, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên cương Tổ quốc, lại có quá ít tác phẩm về đề tài quan trọng này, đặc biệt lại hiếm tác phẩm giá trị cao. Đó là vấn đề được đặt ra tại Hội thảo khoa học "Văn học, nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng".
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam: 'Đầu tư 350.000 tỷ đồng cho chấn hưng văn hóa là quá ít'

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam: 'Đầu tư 350.000 tỷ đồng cho chấn hưng văn hóa là quá ít'

TPO - Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - cho rằng con số 350.000 tỷ đồng đầu tư cho văn hóa gây xôn xao dư luận thực ra còn quá ít. Đây là phát biểu của ông tại cuộc gặp mặt giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ Xuân Giáp Thìn 2024 diễn ra ngày 29/2.
Nhiều tác phẩm của Văn Cao đang được trình diễn không giống với ý đồ của tác giả

Nhiều tác phẩm của Văn Cao đang được trình diễn không giống với ý đồ của tác giả

TPO - Nhân kỷ niệm 100 năm sinh của nhạc sĩ Văn Cao (15/11/1923-15/11/2023), báo Nhân Dân và Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (LLPBVHNT T.Ư) phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thế giới nhạc, họa, thơ của Văn Cao" vào sáng 8/11 tại Hà Nội.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường dẫn đầu các võ sinh Dũng Nghĩa Đường chinh phục đỉnh Bạch Mã năm 1994 (ảnh võ sư Nguyễn Văn Dũng cung cấp)

Có buổi chiều nào như chiều nay...

TP - Đúng là buổi chiều hôm nay, 30/7, một chiều rất đỗi lạ lùng. Một đôi hũ tro cùng từ Sài Gòn quay về xứ Huế, cùng một lễ tưởng niệm. Của đôi vợ chồng tài hoa Lâm Thị Mỹ Dạ - Hoàng Phủ Ngọc Tường…
Nhiều nghệ sĩ ở các lĩnh vực như sân khấu, xiếc... mang nặng gánh mưu sinh

Kích thích năng lực sáng tạo của văn nghệ sĩ

TP - NSND Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam thẳng thắn nêu hiện trạng ách tắc, thủ tục rườm rà trong hỗ trợ phát triển văn học nghệ thuật. Nhiều đại biểu trong tọa đàm Đề cương về Văn hóa Việt Nam và sự phát triển của văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức ngày 2/3 kiến nghị giải pháp cho nền văn học nghệ thuật.
Cần thêm tác phẩm nghệ thuật xứng tầm hơn nữa Ảnh: NHẬT MINH

Chương trình tổng thể chấn hưng văn hóa

TP - Tọa đàm khoa học với chủ đề Đề cương về Văn hóa Việt Nam và sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về văn học, nghệ thuật 80 năm qua diễn ra chiều 1/3 là dịp để các nhà khoa học, văn nghệ sĩ đề xuất, kiến nghị giải pháp chấn hưng văn hóa, dự báo về sự phát triển của văn hóa nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh mới.
Anh em “hoàng tử Xiếc” đem vinh quang về cho Việt Nam trên đấu trường thế giới

Lại 'dậy sóng' với danh sách xét tặng NSND, NSƯT

TP - Sau khi Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch (VH-TT-DL) công bố danh sách 139 hồ sơ đủ tiêu chuẩn để tiếp tục trình Hội đồng cấp Nhà nước xét danh hiệu NSND lần thứ 10 thì một lần nữa, dư luận lại “dậy sóng” bởi đã có những nghệ sỹ rất xứng đáng nhưng lại bị loại khỏi danh sách trên. Trong đó, có những cái tên như nghệ sỹ Lê Thiện, anh em “Hoàng tử Xiếc” Quốc Cơ - Quốc Nghiệp, cô đào danh tiếng một thời Thoại Mỹ….
Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030: Tăng cường đầu tư, đổi mới sáng tạo

Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030: Tăng cường đầu tư, đổi mới sáng tạo

Hội nghị Văn hóa Toàn quốc một lần nữa khẳng định sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ nhằm khẳng định sức mạnh mềm của văn hóa. Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030, là tiền đề phát huy sức mạnh bền vững và tái khẳng định vị thế của văn hóa ngang tầm với kinh tế-xã hội.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham quan triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” trong khuôn khổ Hội nghị Văn hóa toàn quốc. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng

Hiến kế chấn hưng văn hóa Việt

TP - Đầu tư nguồn lực, quan tâm đào tạo tài lực, hoàn thiện thể chế, chính sách... là những nhóm giải pháp mấu chốt để tháo gỡ khó khăn, phát triển văn hóa do các nhà văn hóa, văn nghệ sỹ đề xuất tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc.
Nhạc sĩ Văn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân và họa sĩ Bùi Xuân Phái là ba trong số tác giả xuất sắc được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1

'Kiễng chân' với giải thưởng Hồ Chí Minh

TP - Sóng gió lại nổi lên trong mùa xét Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (VHNT) năm 2021 với nhiều lá đơn kiến nghị ở nhiều lĩnh vực. Đấu tranh vì quyền lợi là chuyện của tác giả, nhưng dư luận lo ngại vì sự nể nang “hết nạc vạc đến xương” khiến giá trị giải thưởng bị lung lay.
Năm thứ hai liên tiếp, Ngày thơ Việt Nam tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám phải hủy

Tinh thần Ngày thơ vẫn lan tỏa

TP - Ngày thơ Việt Nam 2021 tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám bị hủy, nhưng Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều nói: Tinh thần thơ sẽ lan tỏa trên truyền hình, trên mạng xã hội trong Tết Nguyên tiêu.