Nguyên Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị được đề nghị xét tặng danh hiệu 'Công dân Thủ đô ưu tú'

TPO - Ông Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội nằm trong danh sách 10 cá nhân dự kiến được đề nghị xét tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024.

Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ Hà Nội) vừa ban hành công văn lấy ý kiến nhân dân về danh sách các cá nhân dự kiến đề nghị khen thưởng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.

Danh sách nêu cụ thể về thành tích của từng cá nhân, những đóng góp, cống hiến cho đất nước và thành phố Hà Nội. Đáng chú ý, trong danh sách có ông Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; ông Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, nguyên Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội; Trung tướng Chu Duy Kính, nguyên Tư lệnh Quân khu Thủ đô, lão thành cách mạng; GS.TS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Nguyên Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị được đề nghị xét tặng danh hiệu 'Công dân Thủ đô ưu tú' ảnh 1

Nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị. Ảnh: PV.

Nằm trong danh sách dự kiến đề nghị xét tặng danh hiệu cao quý này của thành phố Hà Nội còn có các ông, bà: Nghệ nhân nhân dân Phan Thị Kim Dung; ông Hoàng Quốc Hải, hội viên Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Hà Nội; bà Đào Thanh Hoàn, Phó Chánh Văn phòng Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng tâm lý - Giáo dục Ngọc Ân; tiến sĩ Dương Thị Thanh Mai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (Trưởng nhóm Chuyên gia sửa đổi Luật Thủ đô); PGS.TS Y học, Bác sĩ cao cấp, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Thạch, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; Trung tá Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Công an phường Láng Hạ, quận Đống Đa.

MỚI - NÓNG
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
TPO - Theo tờ trình mới nhất, Chính phủ đề xuất tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 dự kiến là hơn 256.000 tỷ đồng. Chương trình được thực hiện trong 11 năm với các giai đoạn cụ thể. Nhiều chuyên gia văn hóa khẳng định ngân sách nhà nước đầu tư cho văn hóa là vô cùng cần thiết nhưng không nên bấu víu vào “bầu sữa” ngân sách.