Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00
Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội
Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, quân và dân Hà Nội đã biến phố phường thành trận địa. Đến nay, những di tích này đã trở thành một phần chứng nhân lịch sử.
Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 1

Cách đây 75 năm, vào đêm 19 rạng sáng 20/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. Đáp lời kêu gọi của Bác, cả dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 2

Hang Trầm (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là nơi phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác. Nơi đây hiện đã trở thành một khu di tích lịch sử. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 3

Lời kêu gọi thiêng liêng của Bác như một lời hịch của non sông đất nước, là lời hiệu triệu 'Cả nước đánh giặc, toàn dân ra trận' cổ vũ tinh thần yêu nước của toàn dân đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 4

Khu di tích lịch sử tại làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) là nơi Bác Hồ viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946. (Ảnh tư liệu)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 5

Trong 16 ngày, từ 3 đến 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được cụ Nguyễn Văn Dương nhường lại toàn bộ căn gác 2 để ở và làm việc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 6

Tấm phù điêu trên phố Nguyễn Khắc Nhu (Ba Đình, Hà Nội) trước cổng nhà máy điện Yên Phụ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 7

Nơi đây vào lúc 20 giờ 3 phút ngày 19/12/1946, các công nhân của nhà máy đã phá máy, tắt điện làm hiệu lệnh mở đầu toàn quốc kháng chiến. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 8

Khu nhà máy điện Yên Phụ khi xưa nay là trụ sở của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 9

Rạp Hồng Hà (trước là Olympia Theatre) nằm trên phố Đường Thành, ngày 20/12 đến ngày 22/12/1946, các chiến sĩ tự vệ Thành đã chiến đấu anh dũng, tiêu diệt nhiều giặc Pháp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 10

Trường Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm là nơi các chiến sĩ Trung đội 1, Đại đội 1, Tiểu đoàn 77 cùng 2 tiểu đội Tự vệ khu đại học đã kiên cường chiến đấu bảo vệ trụ sở Bộ Quốc phòng ngày 21/12/1946. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 11

Ngày nay trường Trưng Vương trở thành một trong những ngôi trường có kiến trúc đẹp nhất Thủ đô cũng là một trong những chứng nhân lịch sử. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 12

Khu vực đường Hàng Bài khi xưa, nhân dân đã lập các hàng rào chiến lũy bằng chính những vật dụng trong nhà để đấu tranh chống lại quân Pháp. (Ảnh tư liệu)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 13

Đường Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) ngày nay trở thành một trong những con phố sầm uất nhất Thủ đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 14

Chợ Đồng Xuân cũng là 'nhân chứng sống' của một thời toàn bộ nhân dân Thủ đô đứng lên kháng chiến chống Pháp mùa Đông năm 1946. (Ảnh tư liệu)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 15

Khu vực chợ Đồng Xuân ngày nay. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 16

Bức phù điêu Hà Nội mùa đông năm 1946 lặng lẽ giữa sự náo nhiệt của một khu chợ buôn bán hàng đầu Hà Nội. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 17

Ngày nay, sau 75 năm diễn ra trận chiến Hà Nội mùa đông năm 1946, chợ Đồng Xuân mang một diện mạo mới vừa hiện đại, vừa giữ được kiến trúc cổ kính. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 18

Ngôi nhà số 86 phố Hàng Bạc, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm là trụ sở của Ban chỉ huy Trung đoàn Thủ đô chỉ đạo chiến đấu ở Liên khu 1 (Hà Nội) trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ 12/1946 đến 2/1947). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 19

Sau bao nhiêu năm, ngôi nhà vẫn cơ bản giữ lại những nét kiến trúc cổ vốn có. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 20

Bộ đội tự vệ Thủ đô cùng dân quân thành phố đắp lũy dựng vật cản quân Pháp trên phố Mai Hắc Đế. (Ảnh tư liệu)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 21

Phố Mai Hắc Đế hiện tại trở thành một trong những con phố nhộn nhịp. Ít ai biết rằng, nơi đây cách đây 75 năm từng là một chiến trường ghi dấu những chiến công oai hùng của nhân dân Thủ đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 22

Bức ảnh lịch sử Nguyễn Văn Thiềng (bí danh Trần Thành) là chiến sĩ quyết tử Thủ đô năm 1946. Anh là Trung đội trưởng Trung đội bảo vệ Bộ Tổng tham mưu (nay là số nhà 18 Nguyễn Du). Anh hy sinh vào ngày 23/12/1946. (Ảnh tư liệu)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 23

Ngày nay, số nhà 18 Nguyễn Du đã trở thành trụ sở của Bộ Thông tin và Truyền thông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 24

Tượng 'Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh' ở Hồ Gươm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 25

Tại Tượng đài Cảm tử - nơi ghi dấu những chiến công, sự hy sinh của các chiến sĩ, người dân Hà Nội trong trận chiến lịch sử bảo vệ Thủ đô. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 26

Tượng đài tái hiện hình ảnh người chiến sĩ ôm bom ba càng với tư thế sẵn sàng lao vào xe tăng địch như minh chứng sự dũng cảm, ý chí quật cường, cảm tử với tinh thần 'Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ' của đồng bào, chiến sĩ Thủ đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 27

Tượng 'Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh' vườn hoa Hàng Đậu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 28

Tượng đài là biểu tượng tôn vinh lòng kiên cường anh dũng hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh, là sự ghi dấu chiến công anh hùng của quân dân thủ đô chiến đấu suốt 60 ngày đêm cầm chân giặc Pháp trong những ngày mùa đông năm 1946. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 29

Tượng đài thể hiện hình tượng người chiến sĩ quyết tử ôm bom ba càng trong tư thế sẵn sàng lao vào xe tăng địch cùng với người chiến sĩ tự vệ đang chắc tay súng và thiếu nữ Hà Nội đang kêu gọi đồng bào chiến đấu bảo vệ Thủ đô. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 30

Pháo đài Láng là nơi bắn những loạt đạn pháo đầu tiên, phát hiệu lệnh cho Hà Nội mở đầu cuộc Toàn quốc kháng chiến, theo mệnh lệnh của Bộ Tổng chỉ huy. Pháo binh Việt Nam ngày ấy mới được thành lập, đã nhận nhiệm vụ công kích chủ lực, đánh giặc ngay trong lòng thành phố... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Những địa điểm ghi dấu lịch sử ngày toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội ảnh 31

Pháo đài Láng và phát đại bác 19/12/1946 được cho là nơi nổ ra tiếng súng tự giải phóng của các nước bị áp bức ở Đông Dương. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)


Link bài gốc:

https://www.vietnamplus.vn/nhung-dia-diem-ghi-dau-lich-su-ngay-toan-quoc-khang-chien-o-ha-noi/761809.vnp

Theo Minh Sơn - Hoài Nam/Báo Vietnamplus
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.