Người dân ở làng nghề bánh chưng làm 'quên ăn, quên ngủ' ngày Tết

TPO - Cận Tết Nguyên đán, làng bánh chưng Vĩnh Hòa (huyện Yên Thành, Nghệ An) lại tất bật làm để kịp giao cho khách. Người rửa lá, người chuẩn bị nhân, người gói bánh… tất cả đều nhộn nhịp như một dây chuyền được lập trình sẵn.
Video người dân ở làng nghề gói bánh chưng Vĩnh Hòa chỉ mất khoảng 30 giây để gói xong một chiếc bánh.
Người dân ở làng nghề bánh chưng làm 'quên ăn, quên ngủ' ngày Tết ảnh 1

Dịp Tết Nguyên đán, làng bánh chưng Vĩnh Hòa (xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) lại tất bật vào vụ. Bánh ở làng nghề này được làm quanh năm, tuy nhiên dịp Tết mới là vụ chính khi đơn hàng tăng gấp 3 ngày thường. Đơn hàng nhiều, lượng bánh sản xuất lớn nên những ngày Tết, người dân ở làng bánh chưng Vĩnh Hòa làm quên ăn, quên ngủ.

Người dân ở làng nghề bánh chưng làm 'quên ăn, quên ngủ' ngày Tết ảnh 2
Bánh chưng ở làng nghề này được gói bằng lá dong và một số được gói bọc thêm lá chuối ở trong. Vì sản xuất lớn nên các cơ sở nơi đây thường mua hàng vạn chiếc lá về để gói dần. Để lá dong luôn được tươi, người dân sẽ quây bạt rồi nhúng cồi lá xuống mặt nước.
Người dân ở làng nghề bánh chưng làm 'quên ăn, quên ngủ' ngày Tết ảnh 3Người dân ở làng nghề bánh chưng làm 'quên ăn, quên ngủ' ngày Tết ảnh 4
Trước khi gói bánh, lá dong sẽ được những người thợ rửa sạch rồi đem phơi khô trong gió. "Nếu lá ướt sẽ khó gói, nếu lá bị phơi nắng khô cũng sẽ không thể gói bánh. Dịp Tết này gia đình nhà tôi mua cả mấy vạn lá về để gói dần. Chứ sợ ít ngày nữa không có lá để mua", bà Bùi Thị Biên (67 tuổi) chia sẻ.
Người dân ở làng nghề bánh chưng làm 'quên ăn, quên ngủ' ngày Tết ảnh 5
Ở làng Vĩnh Hòa, từ trẻ con đến người lớn đều có thể hỗ trợ làm bánh chưng. Một số trực tiếp gói bánh, một số hỗ trợ rửa lá, cắt lá hoặc buộc dây bánh.
Người dân ở làng nghề bánh chưng làm 'quên ăn, quên ngủ' ngày Tết ảnh 6Người dân ở làng nghề bánh chưng làm 'quên ăn, quên ngủ' ngày Tết ảnh 7

Bánh chưng Vĩnh Hòa có thương hiệu nổi tiếng bởi chất lượng, vị thơm ngon và độ dẻo không thể lẫn đi đâu được. Để làm nên được hương vị riêng là nhờ việc người dân tuyển chọn kỹ nguyên liệu từ lá gói cho đến nếp, đậu xanh, thịt… Trong đó, nếp để gói bánh là quan trọng nhất vì sẽ tạo nên độ dẻo cho bánh. Nếp được chọn phải là loại đặc biệt, hạt to tròn, trắng. Sau khi ngâm, người dân sẽ rửa sạch, kỹ để không bị lẫn tạp chất bẩn.

Người dân ở làng nghề bánh chưng làm 'quên ăn, quên ngủ' ngày Tết ảnh 8
Nhân bánh chưng bao gồm thịt lợn ba chỉ, hành tăm, hành củ, đậu xanh. Mỗi gia đình đều có bí quyết làm bánh riêng nhưng đa số đều ướp thật kỹ thịt bằng các gia vị trước khi đưa đi gói bánh để tạo nên vị ngon, đậm đà và thơm.
Người dân ở làng nghề bánh chưng làm 'quên ăn, quên ngủ' ngày Tết ảnh 9
Để việc gói bánh nhanh hơn, những người thợ sẽ chuẩn bị sẵn nhân bánh rồi nén lại thành từng khối nhỏ.
Người dân ở làng nghề bánh chưng làm 'quên ăn, quên ngủ' ngày Tết ảnh 10

Khi gói, người thợ chỉ cần cho một lớp nếp phía dưới, đặt nhân bánh ở giữa rồi thêm một lớp nếp ở trên.

Người dân ở làng nghề bánh chưng làm 'quên ăn, quên ngủ' ngày Tết ảnh 11

Đã có nhiều năm kinh nghiệm gói bánh nên người ở làng bánh chưng Vĩnh Hòa chỉ mất trung bình khoảng 30 giây để gói xong một chiếc bánh. Tuy nhiên để cho ra chiếc bánh phải trải qua rất nhiều công đoạn như: rửa, cắt lá, chẻ lạt, cắt thịt, đãi nếp… nên ngoài thợ gói bánh còn cần rất nhiều người phụ việc.

Người dân ở làng nghề bánh chưng làm 'quên ăn, quên ngủ' ngày Tết ảnh 12Người dân ở làng nghề bánh chưng làm 'quên ăn, quên ngủ' ngày Tết ảnh 13

Chị Phan Thị Tình (chủ một cơ sở bánh chưng làng Vĩnh Hòa) chia sẻ: “Bắt đầu từ ngày rằm tháng Chạp đến 29 Tết là thời điểm chúng tôi tất bật nhất. Hầu như cơ sở nào cũng phải thuê thêm từ 5-15 người mới làm hết việc được. Có ngày làm quên trưa tối quên cả ăn, quên cả ngủ. Trưa thì ăn khi 14h, 15h. Tối có khi tận 21h, 22h mới nghỉ ăn cơm”.

Người dân ở làng nghề bánh chưng làm 'quên ăn, quên ngủ' ngày Tết ảnh 14

Chị Tình cho hay thợ gói bánh ở đây được thuê với công khá cao. Nếu thợ có tay nghề thì 1 ngày công được trả 1 triệu đồng. Còn những người phụ việc như rửa lá, cắt lá thì ngày công được trả từ 350.000-400.000 đồng.

Người dân ở làng nghề bánh chưng làm 'quên ăn, quên ngủ' ngày Tết ảnh 15Người dân ở làng nghề bánh chưng làm 'quên ăn, quên ngủ' ngày Tết ảnh 16

Ngoài gói bánh chưng các cỡ to, nhỏ tùy theo khách đặt, các cơ sở nơi đây còn gói thêm cả bánh tét dài.

Người dân ở làng nghề bánh chưng làm 'quên ăn, quên ngủ' ngày Tết ảnh 17Người dân ở làng nghề bánh chưng làm 'quên ăn, quên ngủ' ngày Tết ảnh 18

Sau khi gói xong, những chiếc bánh được đem đi nấu trong thời gian từ 8-10 giờ đồng hồ. Ngày trước, những hộ dân dùng bếp củi, bếp than để nấu bánh. Ngày nay đa số các hộ dân đều đầu tư mua bếp điện về nấu bánh chưng.

Người dân ở làng nghề bánh chưng làm 'quên ăn, quên ngủ' ngày Tết ảnh 19Người dân ở làng nghề bánh chưng làm 'quên ăn, quên ngủ' ngày Tết ảnh 20
Những chiếc bánh chưng sau khi nấu chín sẽ được đưa ra làm nguội trước khi giao đến cho khách sử dụng.
Người dân ở làng nghề bánh chưng làm 'quên ăn, quên ngủ' ngày Tết ảnh 21

Lãnh đạo xã Hợp Thành cho biết làng nghề bánh chưng ở Vĩnh Hoà được công nhận vào năm 2005. Nhiều hộ được ông bà truyền từ đời này sang đời khác. Nghề bánh chưng không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho các chủ cơ sở mà còn tạo ra nhiều việc làm cho các lao động địa phương. Chính quyền địa phương cũng thường xuyên nhắc nhở các hộ gia đình sản xuất bánh phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ vững truyền thống chất lượng làng nghề.

Tin liên quan