Từ vùng đất nhiễm phèn, trồng những loại cây có giá trị kinh tế thấp, đến nay, xã Bình Lợi đã chuyển sang trồng mai vàng với giá trị kinh tế cao hơn, hình thành làng nghề mai vàng Bình Lợi.
TPO - Ông Toản, bà Lương là một trong số ít hộ dân còn gắn bó với nghề dệt chiếu cói thủ công ở xã Hưng Hòa, TP Vinh, Nghệ An. Tuy đã lớn tuổi nhưng ông bà không bỏ nghề. Phần để kiếm thêm thu nhập, phần để giữ cái nghề đã nuôi sống bao đời nay.
TPO - Suốt hơn chục năm nay, làng nghề chế biến nông sản ở thôn Hoà Hợp (xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức) đang "bức tử" hầu hết kênh mương và nhiều ruộng vườn của người dân địa phương.
TPO - Nghề làm bánh đa nem là nghề truyền thống của người dân xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Dù làm ngày lẫn đêm, hàng hoá vẫn không đủ cung cấp ra thị trường.
TPO - Vị bùi bùi của lạc, ngọt đậm của mật, hương thơm thoang thoảng của gừng kết hợp với nhau tạo nên một hương vị khó quên. Nhờ kẹo cu đơ, nhiều hộ dân đã có nguồn thu ổn định từ 300 - 500 triệu đồng/hộ/năm.
TPO - Cách trung tâm Thủ đô khoảng 35 km, làng Quảng Phú Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) có lịch sử làm hương truyền thống suốt hơn 1 thế kỷ qua. Những năm gần đây, người dân nơi đây đã khoác lên màu áo mới cho làng nghề bằng cách bài trí những bó hương bắt mắt, đầy sắc màu nghệ thuật, trở thành địa điểm check in “sống ảo” lý tưởng của giới trẻ và khách du lịch.
TPO - Phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, nhiều hộ dân thôn Đình Xây, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái có được nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống trở nên sung túc.
TP Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, mà còn là địa phương có 308 làng nghề truyền thống được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Quan trọng hơn, TP Hà Nội có tới 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát triển làng nghề luôn được cấp ủy, chính quyền Thủ đô quan tâm…
TPO - Làng Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, Nam Định) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm và sửa chữa kèn đồng (kèn Tây). Ở đây hầu hết các công đoạn làm kèn đồng vẫn được thực hiện thủ công.
TP - Facebook, YouTube, TikTok… kết nối mọi người quá dễ dàng. Đó cũng là cơ hội kiếm tiền nhanh chóng. Câu chuyện của TikToker Kỳ Anh là trường hợp biết tận dụng cơ hội đó để đổi đời, ngay cả ở nơi gần như khó nhất, xa nhất…
TP - Trong khi tỉ lệ nước thải ở Hà Nội được xử lý chưa đến 30%, một số dự án trạm xử lý nước thải phục vụ khu dân cư, khu đô thị, cụm công nghiệp, làng nghề ở Hà Nội lại bỏ hoang, gây lãng phí lớn.
TPO - Tất cả dự án cụm công nghiệp chậm triển khai 12 tháng so với tiến độ tại quyết định thành lập thì UBND thành phố xem xét thu hồi dự án và quyết định lựa chọn chủ đầu tư khác.
TPO - Tình huống giả định, một vụ cháy lớn bùng phát ở hộ kinh doanh tại làng nghề truyền thống huyện Hoài Đức (Hà Nội) và lan rộng ra nhà xưởng lân cận. Nhiều đơn vị chữa cháy được huy động tới hiện trường phối hợp dập lửa…
TPO - Kiểm soát đối tượng được mua, khống chế giá bán, lợi nhuận của nhà đầu tư tương tự như nhà ở xã hội là những giải pháp được chuyên gia hiến kế để xử lý những bức xúc ở cụm công nghiệp làng nghề hiện nay.
TP - Cụm công nghiệp làng nghề (CCNLN) là cụm công trình giải quyết các bức xúc ở làng nghề nói riêng và nông thôn nói chung, do nhà nước giải phóng mặt bằng, được hưởng nhiều ưu đãi. Tuy nhiên, doanh nghiệp đầu tư đang được quyền phân lô, định đoạt giá cho thuê. Các lô đất bị mua đi bán lại, đẩy giá không khác gì dự án thương mại. Điều này làm cho các CCNLN không đạt được mục tiêu đề ra...
TPO - Tỉnh Bình Dương thực hiện đề án xây dựng Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp để bảo tồn văn hóa, du lịch tương tự như Phố cổ Hội An của tỉnh Quảng Nam.
TPO - Dưới bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của những 'nghệ nhân' làng Thạch Xá (Hà Nội), hàng triệu con chuồn chuồn tre được sản sinh từ chất liệu tre rừng, gợi nhớ những dấu ấn đẹp về tuổi thơ.
TPO - Nghề thổi thủy tinh là kế sinh nhai của nhiều người dân ở xã Thống Nhất (Thường Tín, Hà Nội). Đây cũng là nét văn hóa truyền thống của địa phương.
TP - Thôn Yên Lạc, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc được xem là cái nôi của nghề thủ công chằm áo tơi nổi tiếng nhất ở Hà Tĩnh, nghề đã tồn tại khoảng 300 năm. Dù cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng với người dân nơi đây thì còn mưa, còn nắng, còn đồng ruộng, còn nông dân là còn chằm áo tơi.
TPO - Gần 20 nghề, làng nghề tiêu biểu ở 3 miền Bắc-Trung-Nam cùng 35 nghệ nhân, nghệ sĩ với nhiều sản phẩm sáng tạo, độc đáo đang tham gia triển lãm “Vẻ đẹp của làng nghề Việt”, chủ đề “Tinh hoa truyền thống truyền cảm hứng tương lai”.
TPO - Lễ hội Du lịch Hà Nội 2022 với chủ đề "Hà Nội - Đến để yêu" từ ngày 29/4-1/5 diễn ra tại khu vực tuyến phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, từ cổng chào đường Đinh Tiên Hoàng – Tràng Tiền – Hàng Khay đến vườn hoa Đền Bà Kiệu thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ Hà Nội. Nhằm kích cầu và khôi phục du lịch hậu COVID-19 tại lễ hội bao gồm 100 gian trưng bày giới thiệu sản phẩm quà tặng du lịch của các nghệ nhân được thiết kế sáng tạo bắt mắt thu hút sự quan tâm của du khách nhất là các bạn trẻ .
TPO - Làng nghề bánh đa Kế trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng ở tỉnh Bắc Giang. Làng nghề lâu đời này có thêm cơ hội quảng bá khi tỉnh Bắc Giang lần đầu tiên tổ chức một môn thi đấu ở SEA Games 31.
Với chuỗi bài “Tự hào quá, Việt Nam ơi” hàng tháng trên Facebook, fanpage nội bộ Vedan Việt Nam & Love & Care đã mang đến cho người xem thật nhiều kiến thức về nét đẹp truyền thống Việt Nam và khiến cho bất kỳ ai cũng phải trầm trồ với bộ ảnh làng nghề truyền thống tuyệt đẹp qua ống kính chuyên nghiệp của các nhiếp ảnh gia.
TPO - Ở TP Huế có một làng nghề trầm hương nổi tiếng thuộc phường Thủy Xuân nằm trên tuyến hành trình tham quan di sản, thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất Cố đô như lăng vua Tự Đức, Đồng Khánh, đồi Vọng Cảnh ven sông Hương… Mỗi dịp cuối tuần, nơi đây luôn đông khách, nhất là giới trẻ.
TPO - Ngày càng có nhiều người ý thức hơn về các sản phẩm thân thiện với môi trường. Thấu hiểu được thị hiếu của khách hàng, sản phẩm cỏ bàng cho ra đời vừa hợp thời vừa giữ được nét đẹp truyền thống và hướng đến lối sống xanh. Có một cô gái nhỏ đang từng ngày hồi sinh một nghề truyền thống.