TPO - Mang trong người căn bệnh bướu cổ, lại bị ngã gãy xương sườn trong lúc mưu sinh, nhưng người phụ nữ ấy vẫn cố gắng bươn chải nuôi con gái ăn học đến nơi đến chốn.
TPO - Những ngày này ở Nghệ An, nền nhiệt cao cộng với gió nóng khiến không khí càng thêm bỏng rát. Giữa cái nắng như thiêu, như đốt vẫn có những người “vật lộn" với công việc mưu sinh. Với họ, nắng nóng không đáng sợ bằng không có việc làm.
TP - Giá xăng dầu liên tục lập “đỉnh”, kéo theo giá rau củ, thực phẩm cũng tăng cao... khiến công nhân xa quê luôn canh cánh về nỗi lo lương không đủ sống. Vì thế, không ít người đã tìm cách tăng ca hoặc làm thêm công việc mưu sinh khác để có thêm thu nhập.
TPO - Năm học gần kết thúc, nhưng hàng trăm học sinh khối 12 Trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế) sắp mãn khóa vẫn phải è lưng nộp các khoản thu từ “trên trời rơi xuống” của trường núp dưới danh nghĩa đại diện hội phụ huynh đồng thuận thông qua.
TPO - Bãi biển Mỹ Khê ( phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà , TP Đà Nẵng) - bãi biển được mệnh danh là xinh đẹp và quyến rũ nhất hành tinh, từ 3-4 giờ sáng khi còn chưa có ai xuống tắm, nơi đây lại là một chợ cá độc đáo và vội vã chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ.
TP - Khi cái rét xứ Lạng đông cứng trên Mẫu Sơn, đậu những bông băng tuyết kỳ thú thì ở vùng biên có những mảnh đời trĩu nặng lo âu. Cái rét miền biên viễn làm cho những người lái xe đường dài phương xa tắc ứ hàng ở cửa khẩu khổ sở, vất vả trăm đường.
TPO - Đêm gió buốt, ai cũng muốn tìm nơi ấm áp để nghỉ ngơi, thế nhưng vì mưu sinh, nhiều người bán hàng rong, lao công, người già… ở Đà Nẵng vẫn phải tiếp tục công việc trong cái lạnh cắt da cắt thịt.
TP - Mặc cho cơn mưa đêm mỗi lúc một nặng hạt trong đêm giá buốt, những cửu vạn ở chợ đầu mối Long Biên (Hoàn Kiếm - Hà Nội) vẫn miệt mài gùi, kéo những xe hàng để mưu sinh. Đằng sau những phận người đang oằn mình khuân vác, kéo những chiếc xe đầy ắp hoa quả đến đẫm mồ hôi trong cái lạnh thấu xương là những câu chuyện rưng rưng.
TP - “Thu nhập cũng khá thật, nhưng hái rong biển ở những vách đá của vịnh Hòn La không phải ai cũng làm được. Chỉ một chút lơ đễnh, là bị sóng “nuốt” ngay. Chúng tôi vẫn hay đùa, mình mưu sinh bên miệng thuỷ thần là vậy” - anh Đinh Văn Dũng, một người chuyên lấy rong biển, chia sẻ.
Bất chấp mưa kèm giá rét, các thợ câu vẫn buông cần ở hồ Gươm trong nhiệt độ lạnh dưới 10 độ C. Không gian phố đi bộ hồ Gươm vắng người qua lại trong ngày nghỉ cuối tuần.
TP - Những tòa nhà cao tầng sau một năm phơi mình giữa nắng mưa, gió bụi những ngày này đang được “tắm rửa”. Từng nhóm công nhân như “người nhện” bám trên ô cửa kính, cần mẫn lau chùi để tòa nhà sạch đẹp hơn đón Tết.
TPO - Nhớ nhà, không cam chịu số phận, người mẹ 2 con tìm cách trở về quê hương. Không ít lần chồng cũ níu kéo quay lại Trung Quốc, nhưng chị nhất quyết từ chối rồi ở vậy nuôi con.
TPO - Tại bến thượng lưu của hồ thủy điện Bản Vẽ (thuộc xã Yên Na, huyện Tương Dương, Nghệ An) có một xóm nghèo với hơn chục hộ dân sinh sống. Họ mưu sinh trên sông nước trong những ngôi nhà nổi lúp xúp và lênh đênh trên những mạn thuyền tròng trành.
TPO - Ông Trường (50 tuổi, quê ở huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi), đã 20 năm hành nghề hái cau thuê. Cứ tới mùa cau, khoảng tháng 6, tháng 7 là ông vào các tỉnh Tây Nguyên đi hái cau thuê cho đến khi hết mùa vào tháng 11. Năm nay giá cau tăng vọt, nhờ đó ông có thể kiếm trung bình 10 triệu đồng mỗi tháng.
TP - Thất nghiệp, đói khổ cùng nỗi lo dịch bệnh nơi đất khách quê người khiến hàng chục nghìn người Tây Nguyên phải tháo chạy khỏi miền đất hứa. Hơn ai hết, họ luôn mong dịch bệnh nhanh qua để kiếm kế sinh nhai.
TPO - Trước khi đại dịch ập đến, họ được xem là những người dân sống tạm bợ, lang bạt khi chỉ xem chiếc ghe là bạn trên dòng sông Sài Gòn. Thế nhưng, nhìn cảnh sống bình yên bây giờ của họ, ai thấy cũng khát khao… đó là hình ảnh những người dân sinh sống bên sông Sài Gòn.
TP - Không phải rau quả nhập khẩu mà là trái cây mọc hoang trong rừng, trên nương rẫy, bán với giá cả trăm nghìn đồng/kg đang được nhiều khách thành phố săn lùng. Đây trở thành nghề mưu sinh chục năm nay của nhiều người dân Tây Nguyên.
TPO - Từ 0 giờ ngày 9/7, TPHCM thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố theo tinh thần Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ trong vòng 15 ngày. Ghi nhận của Tiền Phong những hình ảnh trước lúc Sài Gòn thực hiện giãn cách.
TP - Dưới những cánh rừng đại ngàn tưởng chừng ngủ quên sau một mùa khô dài, khi hạt mưa đầu mùa rơi xuống bỗng bừng tỉnh, nhiều thứ lộc rừng hình thành giúp sinh kế cho bao phận nghèo. Nhờ vậy, cuộc sống của họ bớt phần khó khăn hơn, dần ổn định.
TPO - Thấy những người cao tuổi, phụ nữ khó nhọc bán từng tấm vé số trong tình hình dịch bệnh căng thẳng, cán bộ tổ chức mặt trận khắp các phường ở quận 5 (TPHCM) đã đứng ra thu mua đồng thời vận động anh chị em trong cơ quan “tiêu thụ” giúp họ.
TPO - Chỉ với một khúc tre ngắn, đầu gắn một đoạn sắt hình chữ V, cào qua cào lại dưới đáy sông, mỗi ngày "thợ cào" bắt được cả trăm con lươn, thu nhập từ 300-400 nghìn đồng.
TP - Không những không lo lắng hay chán nản mà ngược lại, nhiều người bạn ngoại quốc bày tỏ rất “happily stuck” (hạnh phúc vì mắc kẹt) để nói về việc họ đang ở Việt Nam.
TPO - Biến cố gia đình có thể làm thay đổi cuộc đời một con người. Thấm thía nỗi lo cơm áo gạo tiền ngay từ nhỏ, xoay vần trong khó khăn kinh tế, Chu Lê – người bạn trẻ nhận ra hiện thực cuộc sống thật khắc nghiệt. Nhưng nếu cứ đợi một tương lai tốt đẹp khi kinh tế vững vàng thì chính chàng trai này sẽ bỏ lỡ hiện tại đáng sống.
TPO - Cuộc trò chuyện về 36 năm đơn độc đi bán muối trong đêm giao thừa để mưu sinh của cụ Trần Thị Thắm (100 tuổi, sống một mình cùng hai chú chó ở xóm trọ nghèo dưới chân cầu Long Biên, Hà Nội) nhiều lần bị ngắt quãng bởi cụ bà không ngăn nổi cảm xúc tủi thân và chua xót.
TP - Hà Nội về khuya chìm trong giá lạnh, nhiều người vội vã đi thật nhanh để tìm về ngôi nhà ấm áp thì tại những góc phố, khu chợ đêm, bến xe… người lao động nghèo bắt đầu một ngày mới. Họ làm việc trong cái lạnh thấu xương để mong kiếm thêm chút tiền lo một cái Tết “ấm” cho gia đình.
TP - Hà Nội ngày 8/1 lạnh cắt da cắt thịt, trên vỉa hè số 10 phố Đường Thành, gần chục phụ nữ ngồi quây quần bên nhau nói chuyện. Họ đang chờ người đến thuê làm công nhật.
TPO - Những ngày qua, người làm nghề lái xe công nghệ ở Hà Nội đều lo lắng khi mức thuế, phí tăng khiến cho thu nhập giảm. Nhiều tài xế phải xoay xở nhiều cách kiếm tiền để bù đắp cho các khoản chi phí và đời sống ngày càng khó khăn nhất là trong những ngày miền Bắc rét đậm sáng sớm và tối khuya này.
TP - Hà Nội đang bước vào đợt rét đậm, rét hại ngay đầu mùa đông năm nay. Mặc cho cái rét tái tê mọi người vẫn ra đường vì cuộc mưu sinh trong cái lạnh tê người...