TPO - Doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cần liên tục cập nhật yêu cầu kiểm dịch, bao bì, nhãn mác… từ hải quan Trung Quốc và các cơ quan chức năng để tránh tình trạng nông sản lên tới cửa khẩu lại phải quay đầu vì không đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu.
TP - Theo các chuyên gia, đề án trồng 1 triệu ha lúa chất lượng cao rất cần thiết để nâng tầm giá trị ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Tuy nhiên, để đề án khả thi, ngành nông nghiệp cần tránh những “vết xe đổ”.
TPO - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định 287/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là Quy hoạch vùng đầu tiên được duyệt theo Luật Quy hoạch.
TP - “Chúng ta cứ tự hào về những con số xuất khẩu, nhưng trong lúc dịch bệnh, mới giật mình tự hỏi: Để lấy những thành tích đó, đẩy nông dân vào rủi ro, đổi lấy sự bất trắc có đáng không? Đến hôm nay, tôi mới biết tại sao giá thành sản xuất lúa của tỉnh An Giang lại chênh lệch với Đồng Tháp, Cần Thơ… trong khi thiên thời, địa lợi các địa phương gần như nhau”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho hay.
TPO - Sau chuỗi ngày liên tục giảm, giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng bật trở lại thêm 200 - 300 đồng, giá lúa cũng bắt đầu khởi sắc hơn tại một số tỉnh.
TPO - Giá lúa giảm cộng với tình hình dịch bệnh đã khiến tâm lý người nông dân băn khoăn, không biết có nên tiếp tục xuống giống hay không, sản xuất rồi bán ở đâu…, trong khi vật tư đầu vào đã tăng giá đột biến.
“Bắt tay” với nông dân để làm cánh đồng lớn theo mô hình hợp tác xã kiểu mới là một lựa chọn ưu tiên vì sự phát triển bền vững ngành lúa gạo của Tập đoàn Tân Long. Với chuỗi liên kết này, chất lượng sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường cao cấp, nâng cao giá trị gia tăng, mang lại lợi ích cho cả nông dân lẫn doanh nghiệp.
TPO - “Sản xuất trong bối cảnh tình hình tiêu thụ lúa gạo có nhiều triển vọng, giá lúa cao có lợi cho nông dân, xuất khẩu gạo ổn định…” – Cục Trồng trọt cho hay tại Hội nghị sơ kết vụ Thu Đông, triển khai vụ Đông Xuân vùng Nam Bộ do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 9/10 tại Cần Thơ.
TPO - Thống kê của Bộ Tài chính mới nhất cho thấy Tổng cục Dự trữ Nhà nước mới hoàn thành nhập kho được 165.000 tấn gạo. Cập nhật mới nhất, Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết đã sắp hoàn thành chỉ tiêu được giao là 190.000 tấn.
TPO - Hàng loạt Cục Dự trữ Nhà nước khu vực đã cho các doanh nghiệp ngoài mượn kho để dự trữ gạo mà không có bất kỳ hợp đồng, hồ sơ chứng minh nguồn gốc hàng hóa.
TPO - “Việc các doanh nghiệp này có thông đồng với các Cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) chờ nâng giá để bán gạo cho DTNN hay không cần phải điều tra làm rõ thêm”, ông Đặng Ngọc Tuyến, Phó Chánh thanh tra Bộ Tài chính cho hay.
TPO - Trả lời Tiền Phong, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết: “Bộ Tài chính yêu cầu thì chúng tôi sẽ báo cáo, lỗi ở đâu chúng tôi nhận đến đó. Còn chủ yếu cấp cục phải chịu trách nhiệm bởi họ là chủ đầu tư, tổ chức đấu thầu gạo...”
TPO - Cạnh tranh khốc liệt trong “cuộc chiến” mở tờ khai lúc 0 giờ, nhưng cuối cùng đến hết tháng 4, 39 doanh nghiệp chỉ gom xuất khẩu được gần 280.000 tấn gạo, tương ứng 70% số gạo được xuất và tờ khai đã được mở.
TPO - Cục Hải quan các tỉnh, thành phố sẽ mở đăng ký tờ khai hải quan từ 0 giờ 00 phút ngày 25 đến hết ngày 30/4/2020 đối với các lô hàng gạo đã đưa vào cửa khẩu quốc tế, cảng biển quốc tế trước ngày 24/3/2020 nhưng chưa được đăng ký tờ khai hải quan.
TPO - Ngày 20/4, Bộ Tài chính có liên tiếp 2 văn bản gửi Bộ Công an và Tổng cục Hải quan liên quan tới việc điều tra, xác minh thông tin tiêu cực trong hoạt động xuất khẩu gạo, quản lý hải quan với hoạt động này.
TPO - Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là một số doanh nghiệp (DN) mở tờ khai xuất khẩu (XK) gạo thành công có lãnh đạo hoặc nằm trong Ban chấp hành hoặc Ban Kiểm tra nhiệm kỳ 8 (2018-2023) của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).
TPO - Thông tin được công bố trên website của Tổng cục Hải quan (cập nhật 60 phút/lần), đến 14h hôm nay 17/4 đã có 4.110 tấn gạo được xuất khẩu. Như vậy, mới được hơn 1/100 số gạo có tờ khai xuất bến.
TPO - Theo thống kê của Tổng cục Dự trữ Nhà nước, tính đến thời điểm ngày 17/4, có 28 doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia. Tuy nhiên, chỉ có 2 doanh nghiệp ký hợp đồng toàn bộ số lượng đã trúng thầu là 7.700 tấn. Trong khi 24 doanh nghiệp khác từ chối thương thảo hợp đồng hoặc từ chối ký hợp đồng với số lượng 172.100 tấn, 2 doanh nghiêp ký kết cung cấp một phần số lượng đã ký.
TPO - Bộ NN&PTNT đề nghị tiếp tục cho phép xuất khẩu lượng gạo nếp hàng hóa của vụ Đông Xuân 2019-2020, đồng thời đề nghị Bộ Công Thương cung cấp tình hình xuất khẩu, nhu cầu của thị trường để làm cơ sở điều tiết tỷ lệ diện tích và sản lượng lúa nếp trong các vụ tiếp theo.
TPO - Xác nhận với Tiền phong, một lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết, đã yêu cầu nội bộ báo cáo, giải trình trước phản ánh của Hiệp hội Lương thực Việt Nam về các bất thường trong mở tờ khai xuất khẩu 400.000 tấn gạo. Nếu phát hiện có tiêu cực, Tổng cục Hải quan sẽ xử lý nghiêm theo quy định, tuyệt đối không dung túng, bao che.
TPO - Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, đã chỉ đạo Tổng cục Dự trữ xử lý doanh nghiệp (DN) bỏ thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia, đề xuất chế tài với các DN vẫn mở tờ khai xuất khẩu.
TPO - Theo Tổng cục Dự trữ Nhà nước, đã có hàng loạt doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo cho đơn vị này nhưng đã "đơn phương" hủy hợp đồng với tổng số lượng gạo lên tới 160.300 tấn. Họ là ai và vì sao lại có cách xử sự lạ thường đến vậy?
TPO - Tổng cục trưởng Hải quan Nguyễn Văn Cẩn khẳng định việc mở tờ khai xuất khẩu 400.000 tấn gạo vừa qua được thực hiện hoàn toàn tự động trên hệ thống điện tử, không có sự tác động của công chức Hải quan, không có dấu hiệu trục lợi ở đây. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp không vào được quota này, vẫn có sự bất thường khi không ưu tiên các DN xuất khẩu gạo đang làm dở dang để hàng tồn nằm phơi ngoài cảng .
TPO - Chỉ sau một ngày mở cửa khai báo hải quan, “ vèo cái” hạn ngạch 400.000 tấn gạo xuất khẩu đã báo đủ và “khép” cửa. Trừ những doanh nghiệp mừng rỡ vì đẩy được hàng đi, số đông còn lại tỏ ra bức xúc vì không thể làm thủ tục. Hàng hóa tiếp tục tồn đọng, ùn ứ ở cảng, phát sinh hàng loạt chi phí.
TPO - Doanh nghiệp lúa gạo đang gặp khó khăn trong đầu tư công nghệ vì khó tiếp cận vốn ngân hàng, trong khi nguồn nhân lực chất lượng cao cũng thiếu trầm trọng, những người vận hành máy móc hàng trăm tỷ đồng nhưng có khi chưa học hết lớp 3 lớp 4…
TPO - Sau khi Thủ tướng chỉ đạo thu mua lúa gạo dự trữ Quốc gia để hỗ trợ nông dân, đến nay giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long chuyển động tích cực. Giá lúa tươi tăng 200 đồng/kg, giá gạo nguyên liệu tăng 165 đồng/kg.
TPO - Trước tình hình giá lúa gạo vụ Đông Xuân tại khu vực ĐBSCL đang xuống thấp khiến nông dân có thể 'ế' lúa gạo do đơn hàng xuất khẩu không cao, Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi công văn cho phép các ngân hàng thương mại mở 'hầu bao' khẩn trương cho doanh nghiệp vay ưu đãi để mua tích trữ và giải phóng lúa gạo cho người nông dân.