Lập nhóm kín mua bán nội tạng người

0:00 / 0:00
0:00
TP - Thủ đoạn của tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người là lập những nhóm kín trên mạng xã hội để tiếp cận người có nhu cầu và bộ phận được nhắm đến chủ yếu vẫn là thận.

Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo khoa học về đăng kí hiến và phòng, chống mua bán mô, bộ phận cơ thể người do Bộ Y tế và Hội Khoa học Kinh tế y tế Việt Nam tổ chức ngày 6/2.

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, tính đến 31/12/2022, cả nước có hơn 63.500 trường hợp đăng ký hiến sau khi chết, chết não và đã thực hiện ghép được 8 loại bộ phận cơ thể người với gần 7.300 ca ghép tạng.

Qua hơn 15 năm thi hành, nhiều quy định của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác hiện hành đã bộc lộ những bất cập, trong đó có quy định về đăng kí hiến và vấn đề phòng, chống mua bán mô, bộ phận cơ thể người. “Điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở nước ta và việc thực hiện quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác của người dân”, ông Thuấn nói.

Theo Cục Cảnh sát Hình sự, nhiều đối tượng lập lên hội, nhóm mua bán thận, ghép thận trên các trang mạng xã hội để tập hợp những người có nhu cầu bán thận và tổ chức nuôi tại khu nhà trọ, nhà thuê để chờ bán thận. Với mỗi trường hợp môi giới, tổ chức mua bán thành công, đối tượng hưởng lợi từ 150 đến 250 triệu đồng.

Lãnh đạo Bộ Y tế nêu thực trạng, ước tính có hàng chục nghìn người cần ghép thận, gan; hàng nghìn người cần ghép tim và các mô, bộ phận cơ thể khác nhưng nguồn hiến lại khan hiếm.

Nguồn tạng hiến từ người cho sống chiếm hơn 90% tổng số ca ghép tạng nên bên cạnh các hoạt động hợp pháp đã nảy sinh các hành vi môi giới mua bán mô, bộ phận cơ thể người.

Điều này đặt ra yêu cầu cần phải hoàn thiện thể chế pháp lí và các giải pháp tổ chức thực hiện để phòng, ngừa hành vi mua bán mô, bộ phận cơ thể người.

Lập nhóm kín mua bán nội tạng người ảnh 1

Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức ghép tạng

Tại hội thảo, nhiều ý kiến đề xuất và cần sửa đổi Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Để tăng nguồn hiến mô tạng từ nguồn chết não, nhiều ý kiến đề xuất sửa luật, trong đó không giới hạn độ tuổi với người hiến chết não. Hiện luật quy định chỉ những người trên 18 tuổi chết não được hiến tạng.

Thủ đoạn mua bán, chiếm đoạt ngày càng tinh vi

Thượng tá Đinh Văn Trình, Phó Trưởng phòng 5, Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) cho biết, đối tượng phạm tội ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.

Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng là tiếp cận người có nhu cầu mua (ghép) bộ phận cơ thể tại các bệnh viện hoặc thông qua mạng xã hội tìm kiếm người mua, người bán (dưới hình thức cho, hiến tặng), ra giá và thu tiền của người bệnh với giá cao, hứa hẹn trả cho người bán giá thấp để trục lợi. Các đối tượng hợp thức hóa bằng việc làm giả các giấy tờ, tài liệu để đưa người mua, người bán vào các bệnh viện phẫu thuật ghép tạng.

“Nhiều đối tượng hoạt động phạm tội trước đây từng là nạn nhân của loại tội phạm này nên biết được nhu cầu và lợi nhuận cao, đã câu kết, móc nối với các đối tượng khác hình thành đường dây hoạt động phạm tội”, Thượng tá Trình thông tin.

Đáng chú ý, hiện nay các đối tượng lợi dụng các diễn đàn, mạng xã hội đã nhanh chóng tiếp cận được người có nhu cầu mua và người bán một cách bí mật. Các đối tượng nhắm đến những bộ phận cơ thể người như: thận, gan, võng mạc… trong đó, thận là phổ biến nhất.

MỚI - NÓNG
Harry từ bỏ quyền cư trú ở Anh
Harry từ bỏ quyền cư trú ở Anh
TPO - Hoàng tử Harry đã ghi Mỹ là nơi cư trú chính, thay vì Vương quốc Anh như trước đây, trong hồ sơ kinh doanh. Đáng nói, thay đổi này được thực hiện vào thời điểm anh chính thức dọn khỏi nhà tân hôn Frogmore Cottage.