TPO - Tết Nguyên Đán đã gần kề, nhưng tại chợ Long Biên (Hà Nội), hàng hoá đa phần vẫn ế ẩm. Dù vậy, những tiểu thương tại đây vẫn cố bám trụ, hy vọng không khí buôn bán trong thời gian tới sẽ tươi sáng hơn...
TP - Những người dân không ruộng đi đào đất kiếm sống. Đó là nghề chẳng giống ai - “cạp đất” để mưu sinh, suốt ngày lầm lũi ngoài đồng bất kể nắng mưa.
TPO - Trong hai ngày 8/5 và 9/5, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Đô Lương thuộc Bộ CHQS tỉnh Nghệ An đã tổ chức thăm, tặng quà và xe đạp mới cho các cháu học sinh nghèo hiếu học tại hai xã Trù Sơn và Đại Sơn, được trích từ tiền tiết kiệm do cán bộ, chiến sỹ Ban CHQS huyện Đô Lương quyên góp hàng tháng.
Mất cả hai bàn tay, Lý Láo Lở, chàng cử nhân vừa tốt nghiệp ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn hàng ngày lái xe, vận chuyển hàng kiếm sống khi chưa tìm được công việc ổn định.
TP - Mặc mưa nắng, mặc cho mọi người nhìn ông với vẻ ái ngại, Hoàng “ve chai” vẫn hãnh diện và tràn đầy niềm tin vào cuộc sống. Cực khổ là vậy, nhưng không lúc nào ông cảm thấy chán nản và có ý định bỏ nghề, bỏ những dòng kênh đen bao phủ cuộc đời ông suốt 36 năm qua.
TP - Mặc dù Tết nguyên đán qua nhiều ngày, tại tỉnh TT-Huế, nhiều học sinh vẫn chưa quay lại lớp. Phần lớn các em đã chính thức bỏ học để tự kiếm sống, hoặc theo bố mẹ đi xa làm ăn.
TP - Giữa thành phố phồn hoa với dày đặc những nhà cao tầng, khu công nghiệp, nhưng vẫn còn đó những người thợ săn, len lỏi ở những bờ kè, nắp cống, nơi đáy sông để tìm con mồi.
Hàng ngày ông Thanh len lỏi khắp các khu chợ, khu dân cư để tìm khách mài dao kéo. Số tiền kiếm được chẳng đáng là bao nhưng giúp ông sinh sống qua ngày ở đất Sài Gòn.
Mang 2 triệu đồng tiền đi rửa than thuê ở Quảng Ninh ra Hà Nội thi đại học (ĐH) theo nguyện vọng của người mẹ đã mất, Hải xót xa khi số tiền và giấy tờ đã bị móc khi ngồi xe. Thi ĐH xong cậu nói sẽ ở Hà Nội tìm việc làm thêm kiếm sống.
Cụ tên là Nguyễn Thị Giới (78 tuổi), đêm đêm vẫn cặm cụi vá xe ở góc đường Lê Quang Định – Nguyễn Văn Đậu (quận Bình Thạnh, TP HCM). Đôi bàn tay già nua nhẫn nại cạy, vá lốp xe cho khách.
Không có đôi tay nhưng hàng ngày, chị Hành vẫn làm nghề sàng gạo. Những công việc nhà như quét dọn, may vá, chị cũng làm thành thạo không kém người lành lặn.
Có rất nhiều thứ "quay vòng" quanh mỗi chiếc vòng hoa viếng đám tang. Có hẳn một "nghề" ra đời chỉ để sống dựa vào tình cảm của người sống dành cho người đã khuất - đó là nghề "luộc" vòng hoa!
TP - 21h đêm, chúng tôi có mặt tại cửa vào của bãi rác Nam Sơn. Là bãi chứa rác lớn nhất Hà Nội, nên khi còn cách bãi rác khá xa chúng tôi đã bị ám bởi không khí ngột ngạt, hôi nồng hầm hập.
Không ít những chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đang sống âm thầm không đòi hỏi giữa đời thường, mưu sinh bằng nghề đan sọt tre, bó chổi đót. Nhiều người một thời từng lập chiến công oanh liệt đang bị lãng quên, thậm chí không được biết đến.
Thi đỗ Đại học Xây dựng với số điểm cao chót vót 28,5, đúng vào thời kỳ ngành xây dựng đang “hot”, ít có ai ngờ rằng, sau khi ra trường Đặng Quang Trung (Thủy Nguyên - Hải Phòng), lại có những lúc phải chật vật để kiếm từng bữa ăn như hiện tại.
Có một ngày, nơi hành lang bệnh viện tôi thấy Nguyễn Thị Như Quỳnh (lớp 11A2 Trường THPT Gia Hội, TP Huế) liêu xiêu mời khách mua tờ vé số đầu năm... để đổi lấy bút mực, sách vở theo đuổi giấc mơ học hành.
TP - Chợ Bến Thành, TPHCM không chỉ là một địa chỉ văn hóa nổi tiếng mà còn là nơi có nhiều người chạy xe ôm nhất Việt Nam, với khoảng 520 tay lái hoạt động suốt ngày đêm, lễ tết.
TP - Đội bóng rổ tỉnh Sóc Trăng bốn lần vô địch quốc gia (năm 2001, 2003, 2005, 2006), nhiều vận động viên được chọn vào đội tuyển tham dự SEA Games 22 và SEA Games 23. Đầu tháng 1 này, PV Tiền Phong đi tìm các vận động viên ấy dọc theo vỉa hè TP Sóc Trăng.
Đất Phúc Sen (huyện Quảng Uyên, Cao Bằng) nức tiếng với nghề rèn hàng ngàn năm về trước với những sản phẩm chưa nơi nào có thể bắt chước. Bởi bao đời nay, người dân nơi đây vẫn đang giữ một "bí kíp" độc nhất vô nhị, đó chính là rèn dao bằng mắt.
Cha mẹ sau khi sinh con bỏ rơi không chăm sóc, nuôi dưỡng; cố ý bỏ rơi nơi công cộng; để trẻ tự sinh sống không chăm sóc sẽ bị phạt từ năm đến mười triệu đồng.
TP - Sở VH-TT&DL TP Cần Thơ vừa có công văn do Phó giám đốc Đỗ Minh Trưởng ký “báo cáo các nội dung liên quan đến VĐV Thu Cúc”, phản ánh trong bài “Nữ hoàng thể thao bán cà phê kiếm sống” trên Tiền Phong ngày 18-6.
TP - Ở miền Tây Nam Bộ có một thứ nghề vất vả, nguy hiểm nhưng chỉ kiếm được rất ít tiền: nghề hái dừa mướn, dọn vệ sinh ngọn dừa ở “vương quốc dừa Bến Tre”.