Không chủ quan

0:00 / 0:00
0:00
Không chủ quan
TP - Sau nhiều ngày đóng cửa im ỉm vì thực hiện lệnh giãn cách xã hội, sáng ngày 9/9, cánh cửa một quán hủ tiếu bình dân khá lâu đời trong khu Cư xá ngân hàng (quận 7, TPHCM) đã mở ra.

Bên cạnh treo tấm biển với dòng chữ viết tay nguệch ngoạc: Chỉ bán mang đi. Để ngăn người mua tiến lại gần, chủ quán giăng mấy sợi giây phía trước. Cả chủ và khách đều rất thận trọng trong qua trình trao đổi, mua bán.

Chủ quán là một phụ nữ trung niên. Bà cho biết, ngày đầu tiên mở cửa trở lại, khách khá thưa thớt vì nhiều người chưa biết. Mặt khác, vì thiếu nguyên liệu nên cũng không thể bán được nhiều nên chỉ mở cửa bán trong buổi sáng. Mặc dù vậy, theo bà như thế đã là quá tốt, bởi nếu không bán sẽ không kiếm đồng ra đồng vào đắp đổi, cuộc sống sẽ rất khó khăn, chưa kể không có tiền trả mặt bằng. “Được như vầy là vui lắm rồi!”, bà chủ quán bày tỏ và để lộ đôi mắt “cười” sau lớp kính bảo hộ.

Trước đó, chính quyền thành phố TPHCM cho phép các cửa hàng phục vụ ăn uống, các cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, dụng cụ học tập (có giấy phép đăng ký kinh doanh) được phép hoạt động trở lại từ 6 đến 18 giờ mỗi ngày theo hình thức bán hàng mang về, đặt hàng trực tuyến và thực hiện “3 tại chỗ”. Cùng với đó, người giao hàng cũng được hoạt động thoải mái hơn và chợ đầu mối cũng tái mở cửa. Nhờ thế áp lực về cung ứng hàng hóa có phần dịu lại.

Một số địa phương đã kiểm soát được dịch bệnh và “vùng xanh” đang từng bước được nới rộng. TPHCM cũng như một số địa phương lân cận đang chuẩn bị cho việc nới rộng giãn cách trên tinh thần sẽ mở rộng cửa ở những vùng an toàn. Vắc-xin cũng đang dần được phủ trên diện rộng và người dân được tiêm đủ liều sẽ được thoải mái hơn trong việc đi lại, sinh hoạt và làm việc…

Những động thái kể trên cho thấy nhiều tín hiệu lạc quan về việc kiểm soát dịch bệnh. Hơi thở cuộc sống người dân cũng vì thế đang ấm dần sau chuỗi ngày dài “băng giá”. Mỗi người đang từng bước thoát ra khỏi trạng thái trầm cảm và bức bối để lấy lại sinh lực.

Dù nền tảng nguồn lực yếu ớt, nhất là khi tài chính đã suy kiệt, nhiều người dân cũng như doanh nghiệp vẫn bắt đầu toan tính cho những kế hoạch làm ăn mới. Chủ một thương hiệu trà sữa khá nổi tiếng tại Sài Gòn, là người quen của tôi, cho biết, đóng cửa lâu ngày, không chịu nổi chi phí mặt bằng ở khu vực trung tâm nên đã trả mặt bằng và chính thức phá sản. Tuy nhiên, giấc mơ gầy dựng lại cơ nghiệp trong anh vẫn chưa bị dập tắt. Vì vậy, dẫu chưa biết chắc khi nào có thể trở lại cuộc sống bình thường, song anh vẫn đang âm thầm chuẩn bị những gì cần thiết để khi cơ hội đến là bắt tay vào cuộc làm lại từ đầu.

Cũng như anh chủ thương hiệu trà sữa, dẫu khó khăn chồng chất nhưng từng người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh đang nỗ lực vượt qua những tháng ngày khốn khó cùng cực theo cách riêng của mình. Nhưng để thực sự tiến tới cuộc sống bình thường, không một ai được phép chủ quan, buông lỏng việc phòng chống dịch.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.