Khổ sở vì... 'giặc' ruồi

Ruồi quá nhiều, người dân dùng keo diệt không xuể
Ruồi quá nhiều, người dân dùng keo diệt không xuể
Nhiều năm nay, người dân ở đội 4, xã Cư Suê, huyện Cư M,gar, Đắk Lắk phải chịu cảnh “sống chung” với ruồi. Do các trại nuôi gà không đảm bảo việc vệ sinh chuồng trại, nên ruồi xuất hiện quá nhiều khiến cuộc sống của người dân trong vùng bị đảo lộn.

Cứ vào mùa mưa, ruồi lại xuất hiện từng đàn đậu đen đặc trong nhà của người dân nơi đây. Tất cả đều tìm cách diệt ruồi như phun thuốc, mua keo dính... nhưng vẫn không hiệu quả.

Dẫn chúng tôi vào nhà mình, chị Phạm Thị Minh Nhật (SN 1981, trú đội 4) bế đứa con gái trên tay than thở: “Ruồi nhiều quá, mỗi lần dọn cơm ăn phải quạt cho chúng bay ra ngoài, rồi đóng cửa ăn vội vàng cho xong bữa. Đồ ăn, thức uống không che đậy cẩn thận sẽ bị ruồi tấn công khắp nơi.

Khổ nhất là đứa con gái nhỏ của tôi, mỗi khi ngủ bị ruồi bu là lại giật mình khóc thét. Người lớn biết cách tránh thì không sao, còn với trẻ nhỏ thì khổ sở vô cùng”.

Bà Phạm Thị Tố Nga (SN 1968, chủ một quán ăn) buồn bã cho biết, ruồi đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân đội 4. Từng đàn xuất hiện khiến người dân lo sợ cho sức khỏe của trẻ nhỏ có thể bị các bệnh tả, lị, rối loạn đường ruột... Bên cạnh đó, ruồi xuất hiện dày đặc khiến nhiều quán hàng ăn ở hai bên Tỉnh lộ 8 đoạn qua xã Cư Suê phải đóng cửa.

“Mặc dù tôi đã phun thuốc, dùng miếng dính mà ruồi vẫn đen đặc, nên quán phải đóng cửa một thời gian. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ruồi xuất hiện nhiều có thể từ những trại nuôi gà mà ra. Ở đây có đến hàng chục trại nhưng đều không phun thuốc diệt ruồi, chuồng trại không được vệ sinh sạch sẽ nên ruồi mới nhiều như vậy”, bà Nga cho hay.

Người dân đã nhiều lần phản ánh thực trạng lên chính quyền địa phương, các đoàn liên ngành xuống kiểm tra, xử lý. Nhưng tình trạng trên vẫn tiếp tục kéo dài từ năm này qua năm khác, khiến người dân bức xúc.

Theo ông Phan Xuân Lực - Chủ tịch xã Cư Suê - nguyên nhân do một số trại gà không chấp hành tốt khâu vệ sinh, dẫn đến ruồi sinh trưởng nhiều làm ảnh hưởng tới đời sống người dân. Xã đã lập đoàn kiểm tra, đồng thời mời các chủ trang trại gà đến họp và làm cam kết bảo vệ môi trường.

Theo Theo Công an TPHCM
MỚI - NÓNG
3 người tử vong trên sông Pô Kô, có 2 cán bộ huyện
3 người tử vong trên sông Pô Kô, có 2 cán bộ huyện
TPO - Thấy chị T (công chức Phòng TN&MT huyện Đức Cơ) trượt chân rơi xuống sông Pô Cô, trung tá N.V.V (Đội trưởng Đội CSGT Công an huyện Đức Cơ) và anh L.K.L (trú tại TP.Pleiku, Gia Lai) lao xuống cứu nhưng không được, cả ba người bị dòng nước chảy xiết cuốn tử vong.