Khó phổ cập dạy bơi

TP - Bà Hồ Thị Cẩm Bình, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng cho biết: Hè năm nay, số lượng học sinh đăng ký học bơi giảm hơn 50% so với các năm. 

Do nguồn kinh phí tài trợ dạy bơi miễn phí đã hết, học sinh muốn học bơi phải nộp phí. Trong khi các bể bơi di động hiện tại đã xuống cấp và hư hỏng, nhà trường phải tự bỏ kinh phí để sửa chữa, vận hành bể bơi nên việc xã hội hóa học bơi cho trẻ là rất khó khăn.

Từ năm 2014, UBND TP Đà Nẵng có thông báo về việc phổ cập dạy bơi cho học sinh tiểu học nhằm giảm tỷ lệ đuối nước. Theo đó, đối với các khóa học chính (các tháng 6, 7, 8) thu phí 200 ngàn đồng/học viên/khóa.

 Các khóa học phụ (tháng 4, 5, 9 và 10) các trường tiểu học tự cân đối sắp xếp kinh phí dạy học bơi. Phấn đấu đến năm 2016-2017, học sinh tiểu học toàn TP Đà Nẵng hoàn thành chương trình học đều phải biết bơi.

Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng tiến hành vận động nhưng đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có đơn vị nào tham gia. Bà Bình phân tích khó khăn là tâm lý phụ huynh lâu nay chờ đợi một chương trình, dự án bơi an toàn (được thực hiện từ năm 2009 – 2013), học sinh học bơi được miễn phí hoàn toàn.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.