Các điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Ban Lãnh đạo KBNN cấp tỉnh và tập thể cán bộ chủ chốt. Tổng Giám đốc KBNN Trần Quân chủ trì hội nghị.
![]() |
Tại hội nghị, thay mặt Ban Lãnh đạo KBNN, Phó Tổng Giám đốc Trần Thị Huệ đã trình bày báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022. Báo cáo cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, hệ thống KBNN đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần cùng ngành tài chính thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” của Chính phủ vừa phòng, chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe của Nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, KBNN đã tập trung cải cách quản lý quỹ ngân nhà nước.
Cụ thể là xây dựng quy trình nghiệp vụ hoàn trả các khoản thu ngân sách sách từ phí, lệ phí và thu phạt vi phạm hành chính tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Cùng với đó, trình Bộ Tài Chính trình Chính phủ cho phép thí điểm các đơn vị thu phí của Bộ Công an được mở tài khoản tạm thu phí tại ngân hàng thương mại để thực hiện thu, hoàn trả phí khi thực hiện cung cấp dịch vụ công.
![]() |
Trong lĩnh vực chi ngân sách, KBNN đã ban hành Đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống đến năm 2025; nghiên cứu, xây dựng Thông tư thay thế Thông tư số 62/2020/TT-BTC hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách. Đồng thời, ban hành các quyết định về quy trình kiểm soát, thanh toán dự án sử dụng vốn đầu tư công; quy trình nghiệp vụ quản lý, kiểm soát các dự án đầu tư công trên chương trình quản lý các dự án đầu tư trong hệ thống KBNN; quy trình hướng dẫn quản lý, kiểm soát cam kết chi ngân sách…
Đánh giá về công tác quản lý quỹ ngân sách, Phó Tổng Giám đốc KBNN Trần Thị Huệ nhấn mạnh: “Hệ thống KBNN đã tập trung nhanh, hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu cho các cấp ngân sách; triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách, song vẫn bảo đảm quản lý chặt chẽ các khoản chi theo đúng quy định của pháp luật”.
Tính đến hết ngày 30.6, lũy kế thu ngân sách trong cân đối đạt 941.344 tỷ đồng, bằng 66,68% so với dự toán năm 2022, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (đạt 58,03%). Về chi ngân sách, hệ thống KBNN đã kiểm soát khoảng 442.342 tỷ đồng chi thường xuyên, bằng 39,8% dự toán và 156.100 tỷ đồng chi đầu tư, bằng 26,8% tổng nguồn vốn thuộc kế hoạch vốn kéo dài và kế hoạch vốn năm 2022 Thủ tướng giao. Trong đó, lũy kế thanh toán vốn đầu tư công kiểm soát qua KBNN thuộc kế hoạch năm 2022 là 151.625,8 tỷ đồng, bằng 28% kế hoạch vốn năm 2022 Thủ tướng Chính phủ giao.
![]() |
Sau khi nghe báo cáo sơ kết, thay mặt Ban Lãnh đạo KBNN, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Quang Vinh điều hành phần thảo luận với 10 tham luận từ KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Đại diện các Vụ Kiểm soát chi, Cục Kế toán Nhà nước, Vụ Tổ chức Cán bộ và Lãnh đạo KBNN đã ghi nhận và giải đáp các vướng mắc từ cơ sở.
![]() |
Phát biểu kết luận hội nghị, Tổng Giám đốc KBNN Trần Quân đã ghi nhận kết quả đã đạt được, đồng thời cũng chỉ ra một số những hạn chế, đòi hỏi hệ thống kho bạc phải tiếp tục nỗ lực trong những tháng cuối năm. Do đó, để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống trong những tháng cuối năm 2022, Tổng Giám đốc Trần Quân đã yêu cầu toàn hệ thống KBNN cần quyết liệt triển khai một số nhiệm vụ liên quan đến Thu – Chi NSNN như sau:
Đối với công tác Kiểm soát chi NSNN, cần chủ động nghiên cứu và khẩn trương hoàn thiện các quy trình về kiểm soát chi, quy trình tự động thanh toán, liên thông các ứng dụng; đồng thời, nghiên cứu phân loại, phân luồng các nội dung kiểm soát chi theo mức độ rủi ro để rút ngắn thời gian thanh toán, tạo thuận lợi cho người giao dịch, song vẫn đảm bảo kiểm soát chi, thanh toán đúng quy định.
Đối với công tác thu NSNN, huy động vốn và điều hành ngân quỹ: Tiếp tục phối hợp với các NHTM để triển khai mở rộng phối hợp thu NSNN và thanh toán song phương điện tử theo lộ trình được Lãnh đạo Bộ phê duyệt. Thực hiện huy động vốn và điều hành ngân quỹ theo phương án được Lãnh đạo Bộ Tài chính phê duyệt; đồng thời, bám sát tình hình thực tế để kịp thời tham mưu, báo cáo Bộ Tài chính đối với các nội dung, tình huống phát sinh.
Đối với công tác hiện đại hóa công nghệ thông tin: Cần sớm hoàn thiện Đề án nâng cấp hệ thống TABMIS và các ứng dụng để hình thành hệ thống thông tin ngân sách và kế toán nhà nước số (VDBAS), trong đó cần có lộ trình cụ thể và gắn với các nhiệm vụ, giải pháp tổng thể, đồng bộ, lâu dài và khả thi. Tập trung nguồn lực để xây dựng Chương trình chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo KBNN; nâng cấp các chương trình, ứng dụng, tiện ích phục vụ công tác tổng hợp báo cáo, thu, nộp ngân sách, kiểm soát chi, thanh toán điện tử.