Hơn 15.000 tỷ đồng cho miền núi trong 3 năm tới

Hơn 15.000 tỷ đồng cho miền núi trong 3 năm tới
TP - Trong kế hoạch hành động 3 năm tới (2015-2017), các tổ chức trong và ngoài nước đã cam kết hỗ trợ vùng dân tộc và miền núi hơn 15.000 tỷ đồng để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện an sinh xã hội.

Tổng số tiền cam kết trên được đưa ra tại Hội nghị xúc tiến đầu tư và viện trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc và miền núi, do Ủy ban Dân tộc và Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam tổ chức sáng 8/12. Trong đó, Viettinbank cam kết hỗ trợ 10.000 tỷ đồng, BIDV 250-300 tỷ đồng, Viettel 231 tỷ đồng, 182 tổ chức nước ngoài cam kết vận động khoảng 4.500 tỷ đồng (cho 261 dự án tại 24 tỉnh).

Bà Roxanne Hakim, đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, nói rằng, vùng dân tộc thiểu số là khu vực nghèo nhất nước. Việt Nam không thiếu chính sách, nhưng thiếu sự phối hợp khi có sự tham gia của quá nhiều cơ quan, ban ngành; các chương trình được đánh giá từ quan điểm lợi nhuận, số lượng đạt được…

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, những năm qua, cùng với Việt Nam, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế đã giúp phát triển vượt bậc đời sống vật chất, tinh thần, dân trí của cộng đồng dân tộc ít người. Tuy vậy, vùng dân tộc thiểu số, vùng miền núi vẫn còn nhiều khó khăn (cơ sở hạ tầng lạc hậu, chất lượng lao động thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao…). Do đó, Phó Thủ tướng mong muốn các nước và tổ chức quốc tế tiếp tục quan tâm, ưu tiên hơn nữa cho các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, xa của Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.