Hào hứng cuộc thi đua xe mô hình ô tô tự động - HUS Racing

Các đội thi kiểm tra lại xe trước khi vào cuộc đua
Các đội thi kiểm tra lại xe trước khi vào cuộc đua
TPO - Vòng chung kết cuộc thi đua xe công nghệ mang tên HUS Racing dành cho học sinh trường THPT Chuyên KHTN và sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên diễn ra đầy sôi nổi và hào hứng, với sự tham gia tranh tài của 8 đội thi.

Đây là cuộc thi đua xe mô hình ô tô tự động có sử dụng các kiến thức nền tảng và nâng cao về điện tử, tin học, máy tính và công nghệ thông tin như: lập trình nhúng, thiết kế mạch, xử lý ảnh, điều khiển động cơ, thiết kế và chế tạo robot bằng máy in 3D,...

Sân chơi công nghệ đáp ứng yêu cầu 4.0

Theo Ban tổ chức, cuộc thi “HUS Racing” nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Cuộc thi nhằm tạo sân chơi ngoại khoá công nghệ bổ ích, tạo động lực cho học sinh, sinh viên học hỏi, cập nhật và thực hành các công nghệ mới.

Hào hứng cuộc thi đua xe mô hình ô tô tự động - HUS Racing ảnh 1 GS, TS. Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng trường ĐH Khoa Học Tự nhiên-ĐHQG Hà Nội phát biểu tại cuộc thi

Tới dự vòng chung kết cuộc thi HUS RSacing, về phía nhà trường có: GS.TS. Lê Thanh Sơn, Phó Hiệu trưởng, PGS.TS. Nguyễn Trung Thành, Trưởng phòng Đào tạo cùng các cán bộ giảng viên các khoa và phòng ban. Sau khi phát động cuộc thi (từ đầu tháng 10/2020), Ban tổ chức cuộc thi HUS Racing đã nhận được nhiều đăng ký của các bạn học sinh, sinh viên. Trải qua đào tạo ngoại khóa cơ bản và nâng cao, Ban tổ chức đã lựa chọn danh sách chính thức tham gia và tổ chức thi đấu sơ loại. Kết quả: 8 đội chơi, chia làm hai bảng, mỗi đội gồm 2-3 bạn học sinh/sinh viên vào vòng chung kết.

Hào hứng cuộc thi đua xe mô hình ô tô tự động - HUS Racing ảnh 2 Các đội xe ở vạch xuất phát
 
Hào hứng cuộc thi đua xe mô hình ô tô tự động - HUS Racing ảnh 3 Hồi hộp quan sát xe vào cuộc đua

Phát biểu trước vòng chung kết cuộc thi, GS.TS. Lê Thanh Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cho biết: “Cuộc thi là sân chơi công nghệ đáp ứng yêu cầu 4.0. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - với sứ mệnh đào tạo, nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng - luôn tạo điều kiện để sinh viên và học sinh của Nhà trường được tham gia những sân chơi bổ ích, phát triển tư duy và kỹ năng thực hành, nhằm mục tiêu hướng tới tương lai tốt đẹp hơn”.

Tinh thần Fairplay ở tất cả các đội và các trận đấu

Tham gia cuộc thi HUS Racing, mỗi đội thi có số thành viên gồm 2 đến 3 thành viên và 1 xe thi đấu. Xe của mỗi đội sẽ bắt đầu từ ô xuất phát của đội mình đi thẳng đến khu vực vòng xuyến. Ở khu vực này, xe phải đi trọn 1 vòng, sau đó thoát khỏi vòng xuyến và đi vào khu vực đường hầm. Sau khi đi hết khu vực đường hầm, xe rẽ lên cầu và vòng xuống dưới gầm cầu rồi cuối cùng quay về vạch đích. Thời gian thi đấu tối đa cho một lượt là 4 phút.

Hào hứng cuộc thi đua xe mô hình ô tô tự động - HUS Racing ảnh 4 Những chiếc xe mô hình ô tô tự động chạy trong sân thi đấu
Hào hứng cuộc thi đua xe mô hình ô tô tự động - HUS Racing ảnh 5 Với xe thi đấu, Ban tổ chức yêu cầu: Xe phải có chức năng xử lý ảnh, điều khiển động cơ để hoàn thành sa hình trong sân thi đấu của đội mình một cách hoàn toàn tự động. Kích thước xe không vượt quá 30x30x30 cm. Khi bắt đầu hoạt động, xe tự động phải tự động hoàn toàn.  Nguồn điện cung cấp cho xe không được vượt quá 24V. 

Sân thi đấu có kích thước 3.6 x 6.2m với 2 đường đua song song lấy cầu làm trục đối xứng. Hai đội sẽ đua cùng lúc. Xe tự động của 2 đội trước khi lên cầu phải đi qua trạm thu phí. Tại đây, sau khi mua vé xong, barie chỉ mở ra trong vòng 5 giây, do đó xe bắt buộc phải tăng tốc để qua barie trước khi bị chắn.

Hào hứng cuộc thi đua xe mô hình ô tô tự động - HUS Racing ảnh 6

Ở mỗi đoạn đường đi trên sân thi đấu đều có các checkpoint (đèn báo) báo hiệu. Khi các xe hoàn thành chặng đua phải đảm bảo toàn bộ checkpoint chuyển từ đỏ sang xanh lá. Đặc biệt, checkpoint ở phía bên trái của vòng xuyến phải chuyển từ đỏ sang xanh lam và xanh lá.

Kết quả được tính theo thời gian hoàn thành một vòng đua hoàn chỉnh. Trường hợp đội thi không hoàn thành trọn vẹn một vòng đua, kết quả được tính theo số checkpoint (đèn báo) đã chuyển sang màu xanh lá. Trường hợp  2 đội thi có cùng số checkpoint, đội có thời gian hoàn thành ngắn hơn được tính kết quả cao hơn.

Với xe thi đấu, Ban tổ chức yêu cầu: Xe phải có chức năng xử lý ảnh, điều khiển động cơ để hoàn thành sa hình trong sân thi đấu của đội mình một cách hoàn toàn tự động. Kích thước xe không vượt quá 30x30x30 cm. Khi bắt đầu hoạt động, xe tự động phải tự động hoàn toàn.  Nguồn điện cung cấp cho xe không được vượt quá 24V. Board xử lý chính được BTC phát cho mỗi đội có cấu hình bằng nhau (tương đương Rasperry Pi 3. B+), tuy nhiên các đội chơi có thể tự nâng cấp cho xe của đội mình.

Hào hứng cuộc thi đua xe mô hình ô tô tự động - HUS Racing ảnh 7 Ban tổ chức trao thưởng cho đội giải Nhất
Hào hứng cuộc thi đua xe mô hình ô tô tự động - HUS Racing ảnh 8 Các đội thi chụp ảnh với Ban tổ chức

Sau các vòng đua gay cấn và vô cùng hấp dẫn, trên tinh thần fairplay, điểm được tổ trọng tài chấm và công bố công khai, đội HUS 01 gồm các bạn: Đặng Thị Phương Thúy (K64A4 Máy tính và Khoa học thông tin CLC, Phạm Vũ Thư (K64A5 Máy tính và Khoa học thông tin CLC), Phạm Thế Vũ, K63 Vật lý Chuẩn đã giành giải Nhất. Giải Nhì thuộc về đội HUS 05, gồm các bạn: Đỗ Duy Đạo, K63A5 Máy tính và Khoa học thông tin CLC, Nguyễn thế Vinh, K62 Quốc tế Vật lý. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 1 giải Ba, 1 giải triển vọng, 1 giải thiết kế ấn tượng cho các đội HUS 07, HUS 03, HUS 02.

Tiếp nối những thành công bước đầu của các cuộc thi Open-RoboHUS đã được tổ chức hàng năm trước đó, bên cạnh sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Nhà trường, các đơn vị tuyển dụng, các nhà tài trợ cũng đồng hành, Ban tổ chức hy vọng từ cuộc thi HUS Racing, các bạn học sinh, sinh viên có thể áp dụng kiến thức công nghệ mới nhất vào thực tiễn, tiếp cận gần hơn với các dự án ngoài thực tế.

MỚI - NÓNG