Hà Nội đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN

TS Lê Xuân Rao ký kết hợp tác phát triển KHCN với các tổ chức, doanh nghiệp.
TS Lê Xuân Rao ký kết hợp tác phát triển KHCN với các tổ chức, doanh nghiệp.
TP - Năm 2015, Sở KHCN Hà Nội đã có nhiều hoạt động nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, ban hành cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi phát triển KHCN, góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội Thủ đô…

Sở Khoa học công nghệ (KHCN) đã tham mưu thành phố phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô giai đoạn 2016 – 2020; phối hợp với Quỹ Ðổi mới công nghệ quốc gia tổ chức thành công Hội thảo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đề xuất và triển khai các cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ của các tổ chức, cá nhân phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Khánh thành Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ và giám định công nghệ.

Sở KHCN tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo các chương trình, kế hoạch của Thành uỷ, UBND Thành phố và kế hoạch CCHC giai đoạn 2011-2015 của Sở. Triển khai thực hiện rà soát, chuẩn hoá thủ tục hành chính của Sở đảm bảo tiết kiệm tối đa công sức, chi phí mà công dân, tổ chức phải trả khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ. Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, đảm bảo nhanh, gọn, chính xác và hiệu quả cao. Triển khai xây dựng 02 thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3.

Trong năm 2015, dự án Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ và Giám định công nghệ đã chính thức đi vào hoạt động; Dự án Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên tại phường Xuân La, quận Tây Hồ đến nay đã đẩy nhanh thi công và dự kiến hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong năm 2016; Dự án Trung tâm công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm tại xã Mai Lâm, huyện Ðông Anh được triển khai đúng tiến độ.

Năm 2015, các chương trình KHCN cấp thành phố đã triển khai 167 đề tài, dự án nghiên cứu KHCN. Các đề tài, dự án đã được triển khai nghiên cứu nghiêm túc, đảm bảo tiến độ, sản phẩm của đề tài, dự án có hàm lượng khoa học và khả năng ứng dụng vào thực tiễn khá cao trên các lĩnh vực như: công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, bưu chính viễn thông, y tế, bảo vệ môi trường... hỗ trợ nông dân trong việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm nông nghiệp đặc sản; xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các khu công nghiệp, khu đô thị…

MỚI - NÓNG