Đội mưa tiếp tế cơm, bánh mì cho tài xế, hành khách bị kẹt do bão số 9
Lực lượng CSGT, người dân Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) tiếp tế lương thực, nước uống cho cả nghìn hành khách bị mắc kẹt trên Quốc lộ 1 do bão số 9.
TPO - Hơn 1.000 suất cơm hộp, bánh mì, nước uống đóng chai đã được lực lượng cảnh sát giao thông Thừa Thiên Huế phối hợp chính quyền và người dân thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) tiếp tế đến tài xế, hành khách bị kẹt lại nhiều giờ qua tại phía bắc hầm Hải Vân.
VIDEO: CSGT Thừa Thiên Huế phối hợp chính quyền, người dân Lăng Cô tiếp tế lương thực cho 1.000 hành khách, tài xế mắc kẹt trên QL1 do bão số 9.
Từ rạng sáng 28/10, hàng nghìn phương tiện và hành khách, tài xế đã bị kẹt lại trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Lăng Cô, do thực hiện hạn chế người, phương tiện đi vào vùng có bão lớn ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi…
Làn đường Quốc lộ 1 hướng từ Huế đi đi Đà Nẵng bị kẹt xe, phương tiện nối đuôi nhau ùn ứ nhiều kilomet. Thời điểm này, tại Thừa Thiên Huế có gió bão giật từ cấp 7 đến cấp 9.
Với tinh thần tương thân, không để ai bị đói do kẹt lại trong mưa lũ, Trạm Cảnh sát Giao thông Phú Lộc đã phối hợp chính quyền, người dân thị trấn Lăng Cô tổ chức đặt nấu, cấp phát hơn 1.000 suất cơm hộp, mì ổ, nước uống đến hành khách, tài xế bị kẹt xe.
Những suất ăn, nước uống được lực lượng tình nguyện viên dùng xe tải nhẹ, xe gắn máy tổ chức phân phát đến từng phương tiện, trao tận tay người dân bị kẹt lại trên Quốc lộ 1.
Bữa cơm "nhớ đời" của những hành khách bị mắc kẹt trên QL 1 đoạn qua Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) do bão số 9.
Lực lượng CSGT vừa đội mưa bão làm nhiệm vụ điều tiết lưu thông, vừa tích cực cứu trợ, tiếp tế đồ ăn, nước uống cho đồng bào bị mắc kẹt do mưa bão.
Lực lượng chức năng tại Thừa Thiên Huế hiện tiếp tục theo dõi tình hình mưa bão, xem xét mức độ an toàn lưu thông đi lại trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, để có phương án thông xe tuyến Huế đi Đà Nẵng trong thời gian sớm nhất.
TPO - Trần Thanh Tuấn ở thị xã Quảng Trị vào vai “Sugar daddy” (bố nuôi) để trao đổi hình ảnh có nội dung nhạy cảm với “Sugar baby” (con nuôi), sau đó sử dụng chính những hình ảnh ấy để tống tiền con nuôi.
TPO - Theo luật sư, từ hai vụ ô tô trùng biển số, cơ quan chức năng cần làm rõ có hay không việc bán thông tin các xe ô tô mang biển thật cho các đối tượng làm giả giấy tờ và trách nhiệm của người sử dụng biển số giả như thế nào?
TPO - Nhiều ngày qua, bãi rác ở thị trấn Quỳ Hợp (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) cháy nghi ngút, khói bao trùm cả khu vực gây ô nhiễm môi trường và đặc biệt ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.
TPO - Cầu phao Lương Phúc, Sơc Sơn (Hà Nội), bắc qua sông Cà Lồ được đưa vào vận hành từ năm 2017. Tuy nhiên, mới đây Sở GTVT, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở KH&ĐT và UBND huyện Sóc Sơn lại báo cáo UBND TP Hà Nội cây cầu này được xây dựng từ năm 1984 đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng…khiến dư luận ngỡ ngàng.
TPO - UBND huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình vừa quyết định tạm đình chỉ thi công dự án cầu Bao Thổ trên địa bàn, lý do nhà thầu thi công ẩu, trộn bê tông lẫn đất, đá bẩn...
TPO - Bộ GTVT cũng yêu cầu Cục Đường thủy nội địa có báo cáo tổng thể việc Cảng vụ viên “làm luật” trên sông. Cảng vụ khu vực II đã ra quyết định đình chỉ công tác nhóm Cảng vụ viên có liên quan và yêu cầu báo cáo giải trình.
TPO - UBND quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng vừa đề xuất việc mở tuyến đường ven biển nối từ đường Nguyễn Tất Thành lên chân đèo Hải Vân. Tuy nhiên, chủ đầu tư dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Ô (ở cuối đường Nguyễn Tất Thành) lên tiếng “hoàn toàn không đồng ý”.
TPO - Một ca tiểu phẫu cắt bao quy đầu làm dịch vụ ở bệnh viện công chỉ mất 2 triệu đồng nhưng nhiều bệnh nhân phải mất cả chục triệu khi đến điều trị tại phòng khám tư.
TP - Qua hình ảnh Tiền Phong cung cấp, ông Bùi Thiên Thu, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, cho biết, cái sai nhất là cảng vụ viên bỏ qua các thủ tục.
TPO - Mực vừa đánh lên thuyền, ngư dân Nghệ An sử dụng bếp gas công nghiệp để luộc ngay trên biển nên giữ được độ tươi ngon, nhờ vậy mực bán được với giá cao hơn.