Doanh nghiệp bán lẻ nội đòi bình đẳng

Một số doanh nghiệp bán lẻ nội cho rằng, đang có sự đối xử bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài Ảnh: Xuân Phú
Một số doanh nghiệp bán lẻ nội cho rằng, đang có sự đối xử bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài Ảnh: Xuân Phú
TP - Hôm qua, Bộ Công Thương họp bàn cùng hàng loạt doanh nghiệp bán lẻ nội. Nhiều doanh nghiệp nội cho rằng họ bị đối xử bất bình đẳng và lo lắng trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà.

> Trợ giúp hộ nghèo và người thu nhập thấp

Một số doanh nghiệp bán lẻ nội cho rằng, đang có sự đối xử bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài Ảnh: Xuân Phú
Một số doanh nghiệp bán lẻ nội cho rằng, đang có sự đối xử bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Ảnh: Xuân Phú.

Lãnh đạo nhiều công ty cho rằng, họ phải cạnh tranh với doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài có vốn mạnh hơn nhiều, lại được ưu tiên chọn vị trí bán hàng.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty cổ phần tập đoàn Phú Thái, cho rằng trong kinh doanh bán lẻ, vị trí là quan trọng. Các tỉnh trải thảm đỏ cho doanh nghiệp nước ngoài chọn vị trí đắc địa, còn đối với doanh nghiệp trong nước thì ngập ngừng xem xét.

Nếu cứ để tình trạng này thì không thể phát triển được thị trường bán lẻ của Việt Nam. “Nếu bảo lên miền núi mà bán thì chắc chắn họ sẽ lỗ và phải rút khỏi thị trường trong vài năm. Vì vậy cần xem lại chính sách ưu đãi đất đai với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài”, ông Đoàn nói.

Biến tướng hợp tác kinh doanh bán lẻ

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Saigon Coop, doanh nghiệp trong nước dù rất nỗ lực nhưng nhiều khi lực bất tòng tâm. Các tập đoàn nước ngoài rất quan tâm đến thị trường bán lẻ Việt Nam vì đây là thị trường hấp dẫn và có thể khai thác đúng “tử huyệt” của doanh nghiệp Việt là yếu về vốn.

Trước đây họ đầu tư 100% vốn nay chuyển sang liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp trong nước sẽ chịu trách nhiệm lo thủ tục giấy tờ và xin đất đai. Còn họ góp vốn và có xu hướng không chỉ làm các trung tâm thương mại lớn mà chuyển sang đầu tư vào cả các cửa hàng tầm trung và siêu nhỏ.

Bộ Công Thương và Bộ KH&ĐT cần thống nhất quy hoạch. Một địa phương quy hoạch bao nhiêu siêu thị là vừa, khoảng cách các siêu thị là bao nhiêu. Cần chiến lược quy hoạch quốc gia về việc này”, ông Hòa đề xuất.

Theo bà Hương, hiện có tình trạng doanh nghiệp nước ngoài thao túng thị trường. Họ nắm cả giá mua vào và giá bán ra. Nhiều doanh nghiệp bị ép phải bán theo mức giá bán ra mà doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài chỉ định.

“Để cạnh tranh được với doanh nghiệp ngoại, các doanh nghiệp trong nước cần hợp tác với nhau. Nếu một hệ thống ngưng không nhập hàng của một doanh nghiệp nước ngoài thì thị trường không có ảnh hưởng. Nhưng nếu đồng loạt các hệ thống cùng ngưng nhập hàng thì doanh nghiệp nước ngoài sẽ phải xem lại chính sách của họ”- Bà nói.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, ông Phan Thế Ruệ cho rằng Chính phủ cần, xử lý những bất bình đẳng trong kinh doanh và cấp đất đai. Tại sao Metro, Lotte vào được các vị trí đẹp trong khi doanh nghiệp trong nước không vào được? Các bộ ngành nên rà soát lại toàn bộ chiến lược phát triển thị trường nội địa.

Bà Hoàng Thị Tuyết Hoa, Vụ phó Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương cho biết, mấy năm qua chưa cấp phép cho một doanh nghiệp FDI bán lẻ mới nào ngoài những đơn vị cũ.

Đến nay, Bộ cấp phép mở điểm bán lẻ thứ 15 cho Metro. Hệ thống BigC có 11 điểm. Parkson có 4 điểm. Lotte mới được cấp 2 điểm bán hàng ở TPHCM.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG