Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Diễn đàn "Điều em muốn nói" có sự tham gia của nhiều nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia tâm lý, nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ cùng lãnh đạo phòng GD&ĐT đến từ 30 quận, huyện, ban giám hiệu các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc biệt là sự có mặt của gần 1.000 cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THCS Giảng Võ.

Theo nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong, đại dịch COVID-19 vừa qua đã tác động rất lớn đến học sinh Hà Nội nói riêng, học sinh cả nước nói chung.

“Với mong muốn giúp đỡ các em học sinh về tinh thần sau hai năm sống chung với đại dịch COVID-19 để trở lại cuộc sống bình thường mới, báo Tiền Phong, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp cùng Sở GD&ĐT Hà Nội, UBND quận Ba Đình và các đơn vị liên quan tổ chức diễn đàn ‘Điều em muốn nói’. Diễn đàn được kỳ vọng trở thành diễn - đàn - mở, để những tâm tư, những chia sẻ thầm kín sâu thẳm trong tầm hồn được các em học sinh nói ra. Chúng ta, những người lớn, lắng nghe được nhiều hơn. Đặc biệt là các phụ huynh hiểu con hơn, lắng nghe con hơn, có được những động viên, chia sẻ hữu ích”, nhà báo Phùng Công Sưởng kỳ vọng.

Diễn đàn “Điều em muốn nói”

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

17/05/2022 06:24

Diễn đàn “Điều em muốn nói” do Hội đồng Đội Trung ương, báo Tiền Phong phối hợp cùng Sở GD&ĐT Hà Nội, UBND Quận Ba Đình tổ chức sáng nay (17/5), tại Trường THCS Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

17/05/2022 06:25

Báo động khủng hoảng tâm lý

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cùng với việc học trực tuyến kéo dài, khi quay trở lại trường học, học sinh các trường trên địa bàn Thủ đô bước vào kỳ thi cuối năm và các kỳ thi chuyển cấp quan trọng… đã khiến không ít học sinh rơi vào khủng hoảng tâm lý và đã có những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

17/05/2022 06:25

17/05/2022 06:27

Xáo trộn các mối quan hệ xã hội

Cô Đỗ Trần Phương Anh - chuyên gia tâm lý Dự án Nghiên cứu phòng chống nguy cơ tự tử thanh thiếu niên chia sẻ: Quá trình học trực tuyến kéo dài do dịch COVID-19 tác động rất lớn đến tâm – sinh lý học sinh. Thời gian này, những học sinh sống khép kín thích nghi với việc học trực tuyến nhanh hơn các học sinh khác, vì các em không phải xoay xở với các mối quan hệ trong môi trường học đường. Tuy nhiên, các em tiếp tục chấp nhận sinh hoạt và học tập trong không gian chật hẹp. Trong khi đó, những học sinh có nhu cầu giao tiếp cao hơn thì lại cảm thấy “sốc”. Thậm chí, không ít học sinh cuối cấp mơ hồ không biết định hướng nghề nghiệp của mình là gì do các mối quan hệ xã hội xáo trộn.

17/05/2022 07:33

Trẻ bị bạo hành tinh thần, chịu nhiều áp lực

Bà Vũ Kim Nga - nhân viên tư vấn Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 - Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH), thông tin, trong và sau đại dịch COVID-19, nội dung trẻ gọi đến chia sẻ có nhiều vấn đề mới, trong đó gia tăng tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm, thậm chí nhiều em bị bố mẹ bạo hành tinh thần. Tình trạng này gia tăng ở học sinh bậc THCS - THPT.

17/05/2022 07:34

Những cạm bẫy ở “thế hệ Z”

PGS.TS Phạm Mạnh Hà, ĐH Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng, đặc trưng của “thế hệ Z” này là dành nhiều thời gian cho điện thoại, máy tính nên tiếp nhận thông tin nhanh nhưng cũng dễ bị tiêm nhiễm bởi những tin tức độc hại hoặc tham gia vào các cuộc khẩu chiến trên mạng.

17/05/2022 07:35

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 2

17/05/2022 07:37

Bà Tô Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ, thừa nhận, sau đại dịch, cả học sinh và giáo viên đều gặp khó khăn về tinh thần và thể chất. Do đó, nhà trường phải tìm cách giúp học sinh thích nghi với thói quen học tập mới, giải tỏa áp lực tâm lý. Giáo viên cũng cần phải gần gũi, tạo được sự tin tưởng các em mới chịu mở lòng, chia sẻ.

17/05/2022 07:37

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 3

17/05/2022 07:38

17/05/2022 07:40

Thẳng thắn nói ra những điều băn khoăn

Bà Nguyễn Thị Bích Nga, Hiệu trưởng Trường THCS Trưng Nhị, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), nói rằng, mới đây trường mời chuyên gia đến trò chuyện, trao đổi, giải tỏa tâm lý cho học sinh. Học sinh rất cởi mở, thẳng thắn nói ra những điều các em băn khoăn.

17/05/2022 07:52

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 5
Anh Nguyễn Minh Triết – Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam dự Diễn đàn "Điều em muốn nói".

17/05/2022 07:55

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 6

Không khí sôi động tại Trường THCS Giảng Võ

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 7

Tiết mục văn nghệ do thầy cô, giáo viên Trường THCS Giảng Võ biểu diễn

17/05/2022 08:00

Xúc động lễ chào cờ tại Trường THCS Giảng Võ

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 8
Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 9
Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 10
Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 11
Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 12
Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 13
Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 14
Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 15
Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 16
Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 17
Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 18

17/05/2022 08:13

Dự chương trình có:

- Anh Nguyễn Minh Triết – Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam

- Ông Nguyễn Xuân An Việt - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên, Bộ GD&ĐT

- Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục Bảo vệ trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

- PGS. TS Trần Thành Nam - Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

- TS. Nguyễn Thanh Sơn - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TP Hà Nội

- Bà Lê Thị Thảo - Phó trưởng Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111

- Bác sĩ Đỗ Minh Loan - Trưởng khoa Sức khỏe trẻ vị thành niên Bệnh viện Nhi Trung ương

- Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam

- Nghệ sĩ Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội LHTNViệt Nam

- Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 19

Về phía Ban tổ chức và đơn vị đồng hành có:

- Anh Lê Hải Long - Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội T.Ư

- Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

- Bà Trần Lưu Hoa - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

- Nhà báo Lê Xuân Sơn - Tổng biên tập báo Tiền Phong

- Nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong

- Nhà báo Nguyễn Phan Khuê - Tổng Biên tập Báo Thiếu niên tiền phong và nhi đồng

- Ông Hoàng Hữu Trung - Trưởng phòng Chính trị tư tưởng – Khoa học công nghệ, Sở GD&ĐT Hà Nội

- TS Lê Đức Thuận - Trưởng phòng Giáo dục Quận Ba Đình

- Bà Tô Thị Hải Yến - Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ

Đặc biệt, tham dự diễn đàn có các thầy cô giáo cùng hơn 1.000 học sinh các khối 6,7,8,9 Trường THCS Giảng Võ, Ba Đình, TP Hà Nội.

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 20

17/05/2022 08:16

Dắt tay nhau vượt qua những khó khăn

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 21

Phát biểu khai mạc diễn đàn, nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng Biên tập báo Tiền Phong cho biết: Đại dịch thế kỷ đã tác động sâu sắc đến toàn nhân loại, nhiều giá trị bị đảo lộn, mối tương tác giữa con người và nhiều nhiều thói quen mang tính truyền thống đã thay đổi. Các em là những người cảm nhận rất rõ điều này. Đứng trước sự thay đổi bất ngờ đó, nhiều bạn đã thích ứng, thích nghi và chung sống tốt với hoàn cảnh mới. Nhưng thật đáng tiếc là cũng có rất nhiều học sinh đã cảm thấy chông chênh, bế tắc, đan xen nhiều cảm xúc thiếu tích cực, lệch lạc… Điều đó nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển trong tương lai của các em, và trong nhiều trường hợp, hệ quả tiêu cực đã xảy ra ngay tức thời.

"Là cơ quan truyền thông, hằng ngày tiếp xúc với những thông tin không mấy tích cực về tình trạng này, chúng tôi cứ bị thôi thúc cần phải làm điều gì đó góp phần cải thiện tình hình. Đem những chia sẻ này với đồng chí Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, nhiều chuyên gia, nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo… chúng tôi nhận được sự chia sẻ đầy trách nhiệm. Một mầm tốt cứ thế lớn lên trong sự vun đắp, chăm chút của nhiều đơn vị, cá nhân. Và ngày hôm nay, báo Tiền Phong đã phối hợp với Hội đồng Đội Trung ương; Sở GD&ĐT Hà Nội, UBND quận Ba Đình tổ chức Diễn đàn 'Điều em muốn nói' tại ngôi trường giàu truyền thống - Trường THCS Giảng Võ của quận Ba Đình", nhà báo Phùng Công Sưởng bày tỏ.

Nhà báo Phùng Công Sưởng nhấn mạnh: "Tên gọi của diễn đàn mộc mạc và hồn nhiên như lứa tuổi học sinh. Chúng tôi rất muốn lắng nghe thật nhiều những chia sẻ thật, những điều thầm kín, những rắc rối, trở ngại và cả những bế tắc mà các em gặp phải trong cuộc sống, học tập, tình bạn, sức khoẻ, gia đình… Và không chỉ lắng nghe, tham dự diễn đàn còn có các chuyên gia tâm lý, các nhà giáo dục, các nghệ sĩ, nhà văn, hoa hậu, bác sĩ… sẽ cùng trao đổi, gợi mở để chúng ta cùng nhau vượt qua những khó khăn, thử thách lạc quan và tự tin bước về phía trước…"

17/05/2022 08:18

17/05/2022 08:29

Tại diễn đàn, anh Nguyễn Minh Triết – Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam, trao 25 suất học bổng trị giá 150 triệu đồng. Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đại diện nhận.

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 22

17/05/2022 08:32

Gia tăng lo âu, gia tăng căng thẳng

Cô Tô Thị Hải Yến - Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ, tâm sự: “Trong một thời gian rất dài, thầy cô giáo và học sinh giao tiếp trong một không gian rất hẹp; không tương tác được với thiên nhiên, với môi trường xung quanh là nguyên nhân khiến tâm lý bị ảnh hưởng. Khi học sinh trở lại trường, việc đầu tiên là làm thế nào để thầy và trò rút ngắn sự thích nghi với những thay đổi của hình thức học tập, thói quen sinh hoạt và học tập để giải tỏa tâm lý. Từ góc độ của nhà quản lý, tôi cảm thấy có sự gia tăng lo âu, gia tăng căng thẳng”.

17/05/2022 08:34

Ấm áp tình cảm thầy trò tại Trường THCS Giảng Võ

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 23
Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 24
Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 25
Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 26
Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 27

17/05/2022 08:34

17/05/2022 08:47

Làm gì để vượt qua áp lực và không có áp lực?

Tại diễn đàn, nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ: "Điều em muốn nói" là diễn đàn rất hay và ý nghĩa; đồng thời đánh giá cao sáng kiến tổ chức diễn đàn của báo Tiền Phong và các đơn vị phối hợp, đồng hành.

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 29

Nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ câu chuyện thời đi học của nhà thơ trong thời “mưa bom bão đạn”. Mở đầu phần chia sẻ của mình, nhà thơ đã đặt câu hỏi dành cho học sinh về áp lực của học sinh, học giỏi có áp lực, học giỏi có khó... và nhận được câu trả lời áp lực đến từ việc học tập, phải học giỏi và thi cử.

Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, thời nào cũng có áp lực, thời "mưa bom bão đạn cũng áp lực kinh khủng lắm. Tuy nhiên, điều quan trọng là làm gì để vượt qua áp lực và không có áp lực".

Ở lứa tuổi học sinh, điều quan trọng nhất là học tập. Học và học giỏi là điều không khó. Bí quyết của nhà thơ Trần Đăng Khoa thời đi học là bỏ ra hai ngày cuối tuần để đọc hết sách giáo khoa của cả năm học, rồi trước mỗi buổi học đều tìm hiểu, chuẩn bị bài trước ở nhà nên có thể nhớ bài giảng của giáo viên ngay tại lớp.

"Có hai môn quan trọng Toán và Văn. Toán thì phải tìm được đáp số như vào ngôi nhà thì phải mở được cánh cửa. Muốn mở cửa phải chìa khóa. Vậy chìa khóa của Toán là các định lý... Còn Văn, các em chỉ cần đọc sách. Bác Khoa chỉ có một bí kịp là đọc, đọc thuộc làu sách giáo khoa", nhà thơ Trần Đăng Khoa nói.

Theo Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, áp lực trong lứa tuổi học trò còn đến từ bạn bè. Muốn cởi bỏ áp lực này, các học sinh cần hiểu bạn mình. Bên cạnh đó, học sinh cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý trước mỗi kỳ thi về việc thi đỗ và thi không đỗ để tránh bị "sốc".

"Nếu thi đại học không đỗ, chỉ có một cánh cửa khép nhưng còn muôn vàn cánh cửa khác mở ra, có điều chúng ta có bình tĩnh để nhìn thấy những cơ hội mới đó không", nhà thơ Trần Đăng Khoa nói thêm.

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 30

17/05/2022 08:50

Lẽ sống của bố mẹ là các con

NSƯT Xuân Bắc chia sẻ do đặc thù công việc nên anh hay phải thức khuya chính vì vậy nên không phải sáng nào anh cũng đưa các con đi học.

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 31

“Thức dậy sớm với tôi là một cực hình” – Xuân Bắc chia sẻ. Chính vì vậy, NSƯT Xuân Bắc mong các bạn học sinh hiểu rằng việc bố mẹ đưa các con đi học mỗi sáng là một sự cố gắng rất lớn của các bậc phụ huynh.

“Không phải lúc nào bố mẹ cũng đủ điều kiện để chăm lo cho các con nhưng lẽ sống của bố mẹ chính là các con và tình yêu của cha mẹ dành cho các con là vô bờ bến” – anh nói.

NSƯT Xuân Bắc cũng hài hước cho biết anh thường xuyên tới các trường học để làm việc với các bạn học sinh và thấy rằng làm việc với các bạn cấp 1 và cấp 3 thì rất dễ nhưng với các bạn học sinh cấp 2 ‘ẩm ương’ thì lại rất khó làm việc.

Tham gia diễn đàn, NSƯT Xuân Bắc cũng dành cho các bạn học sinh của Trường THCS Giảng Võ những câu hỏi đầy tâm lý như “Bao nhiêu bạn có cảm giác nhiều lúc bố mẹ không hiểu gì mình?”, “Có bao nhiêu chuyện mà các em nói với bố mẹ mà bố mẹ không quan tâm đầy đủ?”…. Đó cũng chính là những lý do mà NSƯT Xuân Bắc và Ban tổ chức tổ chức diễn đàn ngày hôm nay.

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 32

17/05/2022 08:55

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 33

Em Trần Minh Tâm - học sinh lớp 9 thừa nhận trong thời gian đầu học trực tuyến cảm thấy thỏa mái, tự do nhưng cũng vì thế mà thấy buông lỏng hơn trong quá trình học tập và điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học và khả năng tiếp thu bài của em.

"Sau khi trở lại học trực tiếp, kết quả bài thi sẽ có thể bị ảnh hưởng. Điều này thực sự rất đáng lo, nhất là khi em sắp bước vào kỳ thi cấp 3 căng thẳng. Khóa của em bị ảnh hưởng 3 năm bởi dịch COVID-19, em luôn mong muốn và hi vọng có thể quay trở lại trường học sớm nhất để gặp thầy cô bạn bè", học sinh Trần Minh Tâm nói.

Một học sinh khác tâm sự: "Điều bất lợi khi em mới học online là không quen sử dụng các thiết bị điện tử nhưng sau 1-2 ngày thì em đã quen. Nhưng dùng thời gian dài em cảm thấy mệt mỏi, đau mắt. Kết quả là phải dùng kính cận".

"Lần đầu tiên học online em có cảm giác thiếu tập trung, khác hẳn với học trực tiếp trên trường. Mỗi khi có trục trặc về đường truyền, việc tiếp thu bài học sẽ bị gián đoạn. Bên cạnh đó, em cũng không thể gặp hay trò chuyện với các bạn trong lớp", một học sinh khác nói.

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 34

17/05/2022 09:01

Một học sinh chia sẻ tại diễn đàn: "Sau khi đi học trở lại, em được 7,6 điểm môn tự nhiên. Em rất buồn vì sợ mẹ không hài lòng. Nhưng rất vui vì được mẹ hiểu và cảm thông".

"Khi mới trở lại trường để học trực tiếp, em cảm thấy khá khó khăn vì phải thực hiện nền nếp của trường, quy củ chặt chẽ hơn, phải đến trường đúng giờ, mặc đồng phục và làm bài tập về nhà đầy đủ. Nhưng em nhanh chóng làm quen trở lại sau khoảng 1 tuần. Ngoài ra, nhà trường cũng tạo ra nhiều sinh hoạt ngoại khoá để các em có thể duy trì được nề nếp học tập mới", một nữ học sinh lớp 8 chia sẻ.

17/05/2022 09:02

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 35
Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 36

17/05/2022 09:06

Học sinh Lương Thu Hiền đặt câu hỏi tới nhà thơ Trần Đăng Khoa: Thời đội mũ rơm đến trường, khó khăn nhất của nhà thơ như thế nào? Nhà thơ đã vượt qua “chướng ngại vật” đó ra sao?

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 37

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Thời đi học, sách giáo khoa còn chưa đủ, ba người chung một cuốn. Sách giáo khoa hiện nay của các em đẹp hơn, đủ đầy hơn. Ngày xưa không có internet, các em hiện nay có thể tìm kiếm được nhiều thông tin bằng công nghệ.

Tôi rất mong thời gian tới, báo Tiền Phong phối hợp với Bộ GD&ĐT mở thêm những kênh để các em bộc lộ để các em hiểu các em hơn, bố mẹ hiểu các em hơn để thông cảm hơn, các em hiểu bố mẹ hơn. Tôi cũng mong chương trình này sẽ trở thành diễn đàn mở để các bộc lộ khó khăn của mình để các nhà quản lý, phụ huynh, giáo viên cảm thông và giúp các em vượt qua khó khăn.

"Thời xưa chúng tôi đi học đơn giản lắm. Đi học chỉ có một cuốn sách nhét vào trong túi, đọc bài ngay tại lớp và có thời gian làm thơ, viết báo. Những gì không hiểu thì có thể hỏi các thầy cô và nhất là hỏi bạn học.

Câu thơ 'Ngoài thềm rơi chiếc lá đa/Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng' được xem là 'thần bút', được học từ các bạn học sinh lớp 3. Các bạn đã dùng tiếng động của lá bàng, lá phi lao... để diễn tả sự vắng vẻ, im ắng của sân trường vắng học sinh.

Các em hãy học thầy, học bạn hơn mình một điều gì đó. Các em nên có một cuốn sổ để ghi lại những điều mới mẻ tiếp thu được", nhà thơ Trần Đăng Khoa tâm sự.

17/05/2022 09:16

17/05/2022 09:20

Nhìn nhận, phát hiện, giải quyết áp lực ra sao?

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 39

TS. Nguyễn Thanh Sơn - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TP. Hà Nội, chia sẻ: "Tôi cho rằng diễn biến áp lực tâm lý sau dịch COVID-19 chỉ là nhất thời, quan trọng là tuổi học đường lúc nào cũng đều gặp áp lực, vấn đề là chúng ta nhìn nhận, phát hiện, giải quyết ra sao.

Áp lực lớn nhất chính là từ gia đình, cha mẹ nào cũng mong con giỏi giang nhưng các em đừng oán thán bố mẹ bởi đó là một mong ước rất chính đáng. Chỉ có điều, mong muốn đó vô hình chung đã tạo áp lực cho các con vì bố mẹ hiện nay không hiểu hết con mình. Bất kỳ mong muốn nào cũng phải xuất phát từ năng lực thực tế của các cháu.

Áp lực thứ hai là từ phía nhà trường. Trường nào cũng đều có quy chuẩn của mình và đòi hỏi học sinh phải đem về những đỉnh cao cho trường mình, đó cũng là điều rất bình thường. Các em phải tự mình điều chỉnh mình để phù hợp với yêu cầu của nhà trường.

Tiếp theo là áp lực từ cuộc sống. Các em hiện nay được tiếp cận với quá nhiều luồng thông tin trong một ngày, nhiều thú vui như trò chơi công nghệ mà đôi khi những cái xấu lôi kéo dễ hơn những cái tốt. Mình thắng được mình là điều không dễ.

Áp lực từ chính các em. Ngày xưa vượt khó vươn lên để thành công nhưng hiện tại xã hội đời sống đã rất cao và sẽ có một bộ phận phải vượt sướng để thành công, mà điều đó sẽ khó hơn vượt khó rất nhiều vì sướng quá sẽ không còn động lực để phấn đấu. Thắng được chính mình sẽ càng khó hơn. Tôi nghĩ rằng các em phải bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề đầy đủ xem mình đang bị áp lực từ phía nào và tìm hướng giải quyết. Nếu áp lực từ phía phụ huynh thì phải mạnh dạn nói chuyện, trình bày ý muốn nguyện vọng với bố mẹ để bố mẹ căn chỉnh cho phù hợp.

Trong cuộc sống sẽ không ai thương mình bằng bố mẹ đâu, luôn yêu thương các con vô điều kiện. Nếu là áp lực từ phía nhà trường thì hãy chọn thầy cô nào mà mình thấy gần gũi nhất để mạnh dạn tâm sự, chia sẻ những suy nghĩ của mình và các thầy cô sẽ căn chỉnh, hướng ta đến cái tốt đẹp hơn.

Với điều kiện sống hiện nay, các em đang có rất nhiều thuận lợi từ công nghệ, các em có điều kiện tốt hơn để học tập, phấn đấu. Tuổi trẻ của các em rất đẹp, lớn lên trong lúc đất nước ta đang rất phát triển, điều kiện sống rất tốt, tương lai sáng lạn. Tôi mong muốn các em hãy học tập làm việc hết mình, mở lòng đón nhận những cái tốt của xã hội"

17/05/2022 09:33

Tại diễn đàn, một nữ học sinh đặt câu hỏi NSƯT Xuân Bắc về bí quyết tìm bạn học giỏi, học chăm hơn mình thay vì ghen tị và ganh ghét.

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 40

Theo NSƯT Xuân Bắc, đây là vấn đề tự thân. "Chú luôn luôn chấp nhận có người giỏi hơn mình để bản thân cố gắng hơn thay vì ganh ghét, đố kỵ. Người giỏi hơn, người đạt thành tích tốt hơn là động lực để mỗi người cố gắng hơn.

Khi mới đầu dẫn chương trình trên truyền hình, chú đã nhận được những lời nhận xét chê bai. Tuy nhiên, những lời chê bai đó lại thôi thúc chú điều chỉnh theo hướng tích cực hơn.

Chú cũng hay nói với các bạn rằng, muốn tỏa sáng phải tự tỏa sáng, chứ đừng thổi tắt nến của người khác.

Các em cứ mạnh dạn dành lời khen tặng về ưu điểm của những người bạn, người thân. Khi đó, các em sẽ thấy bản thân thoái mái, cởi mở hơn. Các em hãy xem việc ngưỡng mộ người giỏi hơn là cách để bản thân cố gắng, khai phóng những tiềm năng, sức mạnh của bản thân", NSƯT Xuân Bắc nói.

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 41

Một học sinh đặt câu hỏi tiếp với NSƯT Xuân Bắc: Giả sử con trai chú thi học kỳ điểm không như kỳ vọng của gia đình, chú sẽ nói gì với con?

NSƯT Xuân Bắc: "Trên hành trình các con trưởng thành thì cha mẹ cũng trưởng thành với vai trò làm cha làm mẹ. Làm cha mà áp đặt suy nghĩ của mình lên con cái thì mình không đúng.

Chú có hai điều mong muốn các con của mình có là nhận thức và ý thức. Khi các con nhận thức được thì sẽ có kiến thức; ý thức được việc học tập thì sẽ tự giác học.

Chú chưa bao giờ mắng con chú về điểm số, ép các con về điểm số.

Tình cảm gia đình rất công bằng. Các con đừng cho mình quyền được sinh ra và bố mẹ phải phụng sự. Các con hãy tự cho minh quyền được yêu thương và chia sẻ với bố mẹ".

17/05/2022 09:37

Những nguyện vọng chính đáng của học sinh

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 42

Cô Tô Thị Hải Yến - Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ chia sẻ: "Mong muốn được nhà trường tổ chức các buổi dã ngoại, các hoạt động ngoại khóa là mong muốn rất chính đáng và thường thấy ở học sinh. Là một nhà quản lý, tôi đánh giá rất cao những hoạt động ngoài không gian lớp học vì khi đó các em học được rất nhiều điều thú vị hay những kỹ năng từ những tình huống thực tế.

Ngày 21/3/2022, Trường THCS Giảng Võ đã tổ chức cho học sinh khối 9 đi học tập truyền thống và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, sắp tới học sinh khối 6, 7, 8 sẽ được tham gia các hoạt động quy mô lớn tại sân trường.

Những hoạt động ngoại khóa phải bảo đảm sự an toàn, tính phù hợp và đặc biệt phải có tính đồng thuận".

17/05/2022 09:44

Nói lên tiếng lòng của mình

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 43

Trò chuyện tại diễn đàn, Hoa hậu Đỗ Thị Hà chia sẻ: "Hiện tại đã gần cuối tháng 5 cũng là thời điểm mà Hà đang bước vào kỳ thi cuối kỳ nên cũng rất bận rộn. Hà thấy rằng đây là một diễn đàn vô cùng ý nghĩa, là nơi để các em có thể nói lên tiếng lòng của mình vì hiếm khi các con có thể bày tỏ tâm sự với bố mẹ.

Bản thân Hà cũng phải nỗ lực cân bằng giữa việc học và trách nhiệm của một hoa hậu. Có thể nói Hà vô cùng áp lực bởi mình mới chỉ 21 tuổi, những bạn bằng tuổi mình thì chỉ tập trung vào việc học tuy nhiên Hà lại gánh trên vai trọng trách của một Hoa hậu, chính vì vậy Hà đã phải sắp xếp thời gian hợp lý để có thể cân bằng mọi thứ.

Trong 2 năm vừa qua, Hà học online nên có thể linh hoạt về thời gian, cũng giống như các bạn lúc đầu mình cảm thấy rất vui vì không phải chịu cảnh tắc đường khi đi học hay không phải mặc đồng phục nhưng sau một thời gian thì lại cảm thấy rất buồn chán vì không được giao tiếp với bạn bè, xã hội… Tuy nhiên, đấy là những điều chúng ta cần phải vượt qua vì dịch bệnh là điều không ai mong muốn, việc của chúng ta là phải thích nghi. Sau khi dịch được kiểm soát, cuộc sống trở lại bình thường thì Hà rất vui vì được gặp bạn bè, trò chuyện".

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 44

Một bạn học sinh đặt câu hỏi với Hoa hậu Đỗ Thị Hà: Khi còn là học sinh, chị có gặp khó khăn gì trong việc học tập và mối quan hệ với bố mẹ?.

Hoa hậu Đỗ Thị Hà cho biết thời cấp 2 là thời vui nhất và cô cũng có áp lực đồng trang lứa khi hay bị so sánh với các bạn khác.

“Nhưng mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt, không nên so sánh với người khác mà hãy lấy người giỏi hơn mình làm mục tiêu cố gắng” – Hoa hậu Việt Nam 2020 nói.

Hoa hậu Đỗ Thị Hà chia sẻ cô khá ít chia sẻ suy nghĩ và những áp lực của mình với bố mẹ. “Chúc mừng các bạn có bố mẹ tâm lý luôn thấu hiểu các em, còn các bạn kém may mắn hơn khi bố mẹ chưa thực sự hiểu mình thì đừng buồn vì bố mẹ nào cũng yêu các con nhưng cách thể hiện của bố mẹ đôi khi hơi khô khan mà thôi” – Hà tâm sự.

Đỗ Thị Hà cũng cho biết khi lớn hơn thì cô thấy việc học giỏi sẽ là niềm vui của bố mẹ nên luôn cố gắng phấn đấu như một món quà dành cho bố mẹ.

Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà mong diễn đàn ngày hôm nay sẽ được duy trì thường xuyên để các em có thể nói lên tiếng lòng của mình và có môi trường học tập tốt hơn.

17/05/2022 09:45

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 45
Nhà báo Lê Xuân Sơn - Tổng biên tập báo Tiền Phong, tặng hoa các đại biểu, khách mời tham gia diễn đàn: TS Nguyễn Thanh Sơn; nhà thơ Trần Đăng Khoa, NSƯT Xuân Bắc; cô Tô Thị Hải Yến, Hoa hậu Việt Nam 2022 Đỗ Thị Hà

17/05/2022 09:52

NSƯT Xuân Bắc giao lưu cùng học sinh Trường THCS Giảng Võ

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 46
Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 47
Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 48
Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 49
Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 50

17/05/2022 10:06

17/05/2022 10:18

Sau phần đố vui có thưởng, diễn đàn "Điều em muốn nói" tiếp tục trao đổi với sự tham gia chia sẻ của các khách mời: Bà Lê Thị Thảo - Phó trưởng Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111; TS. BS Đỗ Minh Loan - Trưởng khoa Sức khỏe trẻ vị thành niên Bệnh viện Nhi Trung ương; PGS. TS Trần Thành Nam - Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 52

17/05/2022 10:19

Trước khi các khách mời trao đổi, diễn đàn có sự chia sẻ trực tiếp của học sinh về những khó khăn trong cuộc sống, học tập; cũng như việc thích nghi hòa nhập cộng đồng sau dịch COVID-19.

Em N.D.K: Bắt đầu từ năm 2017, gia đình em chuyển sang Đức với kỳ vọng có môi trường sống và học tập tốt hơn. Tuy nhiên, em gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường, chương trình học tập mới và bạn bè mới; đồng thời ít có điều kiện để tâm sự, chia sẻ với mẹ hay những người thân trong gia đình ở Việt Nam. Khi đó, em cũng không biết cách để tìm đến sự tư vấn, chia sẻ của giáo viên chủ nhiệm.

Năm 2020, gia đình quyết định đưa em trở về Việt Nam. Thời gian đầu em gặp một số rào cản và vẫn ít có sự tương tác trao đổi với mẹ. Tuy nhiên, nhờ sự tư vấn, chia sẻ của giáo viên chủ nhiệm em đã vượt qua những vấn đề băng khoăn, rào cản; có sự tương tác kết nối hơn với gia đình.

17/05/2022 10:25

17/05/2022 10:27

17/05/2022 10:29

Em Đ.X.T kể câu chuyện của mình: "Em từng gặp phải nhiều áp lực tiêu cực trong cuộc sống và em nghĩ nhiều bạn ở lứa tuổi em cũng gặp phải.

Em là người khá mẫn cảm với những lời nói, dễ bị tổn thương, lạc lõng. Trong một lần bị cô giáo trách mắng vì không ghi chép bài đầy đủ, em cảm thấy cô hiểu sai mình và những lời nói của cô như những mảnh thủy tinh đâm thẳng vào tim em. Em đã cảm thấy tổn thương và căng thẳng vì những câu nói đó.

Thứ hai, về chuyện miệt thị ngoại hình, em chính là nạn nhân của chuyện đó. Em thấy mình sống cho mình chứ không phải cho người khác và cô Ngân đã giúp em biến những điều tiêu cực trở nên tích cực hơn.

Có thời điểm, em chỉ nằm trên giường khóc và từng nghĩ muốn biến khỏi thế giới này. Nhưng khi gặp được cô, cô đã dạy em cách yêu bản thân mình bởi mọi người là một cá thể riêng, có điểm mạnh điểm yếu. Mỗi lần nói chuyện với cô giúp em thấy nhẹ nhõm lòng mình".

17/05/2022 10:29

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 54

Em P.T.K.A: "Câu chuyện của em đến giờ đã nhẹ nhàng hơn. Trước khi xảy ra dịch, em là học sinh có kết quả học tập tốt và tích cực tham gia các hoạt động và nhiều người bạn nhận xét em là hoàn hảo. Tuy nhiên, em cảm thấy không vui vì hoàn hảo nghĩa là sự kết thúc; em muốn mình vẫn có thể tốt lên từng ngày.

Thời điểm bùng nổ nhất là giai đoạn học trực tuyến khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Em rơi vào cảm xúc lo lắng, căng thẳng và mất cảm hứng đối với việc tham gia học tập và các hoạt động của lớp, trường khiến kết quả học tập không tốt, cảm xúc bị dồn nén.

Điều may mắn hơn so với nhiều bạn, em vẫn có thể chia sẻ với bố mẹ. Bố mẹ trao đổi, đưa ra nhiều giải pháp, nhưng em lại cảm thấy thiếu sự chia sẻ, đồng cảm. May mắn, việc đến trường lớp học trực tiếp giúp tình trạng căng thẳng của em giảm hơn".

17/05/2022 10:35

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 55

17/05/2022 10:37

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 56

TS. BS Đỗ Minh Loan - Trưởng khoa Sức khỏe trẻ vị thành niên Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ: "Tôi cũng là người may mắn khi công tác trong lĩnh vực sức khoẻ vị thành niên nhiều năm và đã tiếp nhận với khá nhiều các bậc cha mẹ đưa con đến tìm sự tư vấn, hỗ trợ về vấn đề thay đổi tâm lý tuổi học trò. Những gì mà các bạn vừa chia sẻ là những tình huống mà chúng tôi thường gặp và khi nghe điều này chúng tôi thấy khá mừng vì các bạn cũng đã tìm được giải pháp và phần nào giải toả được tâm lý của mình.

Mong muốn của các em là sự thấu hiểu từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Nghe thì dễ nhưng thực tế lại rất khó. Chúng tôi muốn các em hiểu rằng việc chia sẻ đôi khi rất khó khăn nhưng các em hãy tiếp tục chia sẻ thì thầy cô, cha mẹ mới hiểu và chia sẻ được với các em để các bên cùng hiểu nhau. Mong các em sẽ tham gia phối hợp để giúp cho mình có một sức khoẻ tâm lý thực sự khoẻ khoắn".

17/05/2022 10:53

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 57

Từ những thực tế được chia sẻ ở trên, PGS Trần Thành Nam tâm sự: "Ngày hôm nay ba bạn học sinh chia sẻ đều rất dũng cảm khi mang được câu chuyện của mình kể với mọi người. Nếu có vấn đề gì đó, các bạn hãy nói ra nhưng không phải theo cách tức giận hay tiêu cực.

Qua câu chuyện của ba bạn, tôi thấy rằng các bạn đều có sự mất kết nối. Những vết thương ngoài ra có thể rất nhanh lành lặn nhưng có những vết thương lòng khiến các bạn cảm thấy tổn thương, trầm cảm. Hãy đối xử với những vết thương lòng như những vết thương ngoài da vậy. Sẽ có người rất khéo léo giúp vết thương của các bạn lành lặn hơn.

Các bạn có thể nói cha mẹ không lắng nghe, nhưng hãy tìm nhiều cách thức hơn để cha mẹ thấu hiểu mình như chọn thời gian cha mẹ không bận rộn, viết email... Hoặc tìm đến người thân, người bạn, thầy cô mà các bạn có thể tin tưởng. Họ có thể mang đến cho bạn những phản hồi tích cực.

Ngay lúc này, cảm xúc của các bạn có thể rất vui nhưng chỉ được được một thời gian ngắn và chúng ta nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường. Vì vậy, nếu có tư tưởng tiêu cực tự làm hại bản thân mình, nên nhớ đó chỉ là những cảm xúc đó chỉ là nhất thời thôi, hãy cố gắng kiểm soát để vượt qua sự tiêu cực đó.

Về câu chuyện miệt thị ngoại hình, cách thức chúng ta làm thế nào cho đúng. Thường thì mọi người sẽ dùng những lời lẽ không thân thiện để công kích hoặc né đi, nhưng hai cách này đều không phù hợp.

Khi nhận lời châm chọc, đầu tiên không phản hồi, thứ hai là lưu lại hết bằng chứng và tìm cách chặn người đó lại, sau đó báo cáo cho quản trị mạng để họ chung tay xử lý. Cách thức làm như vậy sẽ làm cho bản thân các bạn không khiến tình huống phức tạp hơn".

17/05/2022 10:57

17/05/2022 11:01

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 59
Anh Lê Hải Long - Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội T.Ư tặng hoa các đại biểu, khách mời tham gia diễn đàn.

17/05/2022 11:02

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 60
Ca sĩ Thùy Dung đã thể hiện bài bát "Mẹ yêu ơi" do Quách Beem sáng tác. Ca sĩ Thùy Dung cũng đã có những chia sẻ với học sinh, giáo viên tại chương trình với vai trò của một người mẹ, một giáo viên cùng các con vượt qua những ngày tháng khó khăn vừa qua bằng âm nhạc.
Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 61

Bà Tô Thị Hải Yến - Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ tặng hoa ca sĩ Thùy Dung

17/05/2022 11:12

"Điều em muốn nói" - Cầu nối giữa học sinh với nhà trường, gia đình

Bà Trần Lưu Hoa - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, bày tỏ tin tưởng, các đại biểu, học sinh tham dự diễn đàn "Điều em muốn nói" sẽ có những kỷ niệm khó quên. Từ những diều chia sẻ của các khách mời, đại biểu trong diễn đàn, các em sẽ có cách ứng xử, xử lý và cách nhận biết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày theo hướng tích cực nhất.

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 62

Bà Trần Lưu Hoa hy vọng đại diện phòng giáo dục, các trường phổ thông sẽ căn cứ điều kiện thực tế tại địa phương lan tỏa, tổ chức diễn đàn như diễn đàn "Điều em muốn nói" hôm nay để làm cầu nối giữa học sinh với nhà trường, gia đình để lắng nghe các em chia sẻ, đồng hành và làm chỗ dựa vững chắc cho các em.

17/05/2022 11:14

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 63

Ban tổ chức "Điều em muốn nói" cùng thầy cô Trường THCS Giảng Võ chụp ảnh lưu niệm sau diễn đàn.

Diễn đàn 'Điều em muốn nói': Những chia sẻ từ trái tim ảnh 64

17/05/2022 13:35

Tham dự và chia sẻ bên lề Diễn đàn, đại diện Apax Leaders bày tỏ: "Là một tổ chức giáo dục, Apax Leaders đặc biệt quan tâm và thấu hiểu các vấn đề liên quan đến tâm sinh lý học sinh ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Ngoài việc dạy tiếng Anh, chúng tôi còn tổ chức để các em được học và thực hành “7 tính cách để thành công”, giúp các em có những thói quen và tính cách tích cực. Tại Apax, chúng tôi tạo ra môi trường "không sợ hãi" trong lớp học để khuyến khích học sinh bày tỏ ý kiến, dám thử dám sai và dám phản biện. Điều này giúp tạo ra sự tự tin, khả năng nhận diện đúng sự việc và tư duy giải quyết vấn đề của học sinh trước các thách thức gặp phải trong học tập và cuộc sống.

Bên cạnh đó, Apax là hệ thống trung tâm tiếng Anh duy nhất có tổ tư vấn tâm lý học sinh với các chuyên gia tâm lý đầu ngành. Chúng tôi cũng luôn đồng hành với phụ huynh thông qua các Hội thảo về tâm lý như "Giải toả cơn nóng giận – Học cách lắng nghe”, hội thảo về giới tính..., để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong việc khám phá thế giới cảm xúc của chính họ và các con họ. Thông qua đó, giúp phụ huynh vừa là cha mẹ đúng cách, vừa là bạn đồng hành trong quá trình cùng con khôn lớn".

MỚI - NÓNG
Hàng hoa giấy lại bung nở rực rỡ trên cầu Vĩnh Tuy
Hàng hoa giấy lại bung nở rực rỡ trên cầu Vĩnh Tuy
TPO - Khi bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào Hà Nội, hàng chục nghìn cây xanh, nhiều công trình tại Hà Nội bị hư hỏng. Hàng hoa giấy được trồng trên cầu Vĩnh Tuy cũng không thoát khỏi bị quăng quật trở nên xác xơ, nhưng sau gần một tháng, hiện những cây này đang bung nở trở lại, rực rỡ sức sống.