Đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam nói về chữ ‘duyên’ với nghề

Ảnh: VietNamNet
Ảnh: VietNamNet
TPO - Không phải là công việc đầu tiên lựa chọn, nhưng trong quá trình đi làm, công việc không ổn định và thất thường, tiền lương thấp, được sự động viên của gia đình, Tuấn quyết định chọn theo học một nghề. Trong quá trình học nghề các thầy cô đã tạo cho mình sự hứng thú trong học nghề.

Trên đây là tâm sự của Nguyễn Công Tuấn, một trong 20 đề cử Gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2014 tại buổi giao lưu trực tuyến với độc giả qua báo điện tử VietNamNet, diễn ra sáng nay, 13/3 tại Hà Nội.

Theo Nguyễn Công Tuấn, dường như chữ “duyên” đã giúp anh gắn bó với nghề lắp điện. Tuấn tâm sự: “Ngay từ nhỏ mình đã liên tưởng, nhìn thấy các chú thợ điện lên mình đã có định hướng từ nhỏ rằng sẽ phải đi học nghề để làm một thợ điện. Và trong quá trình học THPT xong thì mình đã đi làm được 1 năm nhưng công việc, tiền lương không ổn định đã thôi thúc mình phải đi học một nghề gì đó để có thể có tay nghề vững vàng bước chân vào cuộc sống tự tin hơn.

Phát biểu tại buổi giao lưu, ông Bùi Sỹ Hoa, Tổng Biên tập Báo VietNamNet đã cảm ơn báo Tiền phong và TƯ đoàn đã để VietNamNet có cơ hội làm cầu nối giao lưu, giới thiệu các gương mặt trẻ. Chào mừng các gương mặt trẻ đã có mặt ngày hôm nay. Hi vọng buổi giao lưu sẽ mang lại nhiều bổ ích, để cuộc bình chọn sắp tới có kết quả tốt đẹp. 

Trong quá trình học tập, mình luôn được gia đình, thầy cô động viên giúp đỡ. Các thầy cô đã truyền đạt cho mình kinh nghiệm quý báu. Từ đó mình đã đạt được nhiều thành tích trong nước và khu vực. Trong thời gian đi thi từ cấp Bộ, cấp quốc gia, cấp ASEAN rất vất vả, thời gian ôn luyện rất lâu nhưng mình vẫn quyết tâm ôn luyện với tinh thần cao nhất”.

Nhờ “cái duyên” và những nỗ lực không mệt mỏi, tại hội thi tay nghề ASEAN 2014, Tuấn đã xuất sắc vượt qua các thí sinh đến từ 10 nước trong khu vực, giành Huy chương Vàng nghề lắp đặt điện với tổng số điểm 95,45/100 điểm tối đa, góp phần cho Đoàn Việt Nam xuất sắc đứng thứ nhất toàn đoàn tại kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 10. 

Đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam nói về chữ ‘duyên’ với nghề ảnh 1

Khách mời Nguyễn Công Tuấn (bên trái). Ảnh: VietNamNet

Chia sẻ với bạn đọc, Nguyễn Công Tuấn cho biết: “Để thành công không nhất thiết phải học đại học hay cao đẳng chính quy, ta có thể học nghề bởi vì nghề nghiệp sẽ mang lại cho chúng ta một công việc ổn định và tay nghề vững vàng. Từ đó ta có thể trang bị cho mình một tay nghề vững vàng để bước vào cuộc sống”.

Cũng nhờ “cái duyên” mà Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Chi nhánh Viettel Thái Nguyên, Phó Bí thư Đảng ủy Chi nhánh Viettel Thái Nguyên, Tổng Cty Viễn thông Viettel, trở thành một trong những giám đốc chi nhánh trẻ nhất của Tập đoàn Viễn Thông Quân đội.

“Mình vào Viettel do một cái duyên từ người bạn học cùng trường đại học giới thiệu năm 2008. Lúc đầu, vào Viettel vì nghĩ vào đây lương cao nhưng sau khi làm một thời gian mình cảm thây nhiều đam mê và có môi trường thăng tiến rất tốt nên mình quyết định gắn bó luôn với Viettel từ đó đến nay”, Sơn tâm sự.

Theo Sơn: “Ở bất cứ tổ chức, cơ quan nào cũng không thể tránh được chuyện ‘con ông cháu cha’. Tuy nhiên, chỉ có vấn đề là nhiều hay ít mà thôi. Ở Viettel không có chuyện tài năng lại bị xếp sau các yếu tố  khác. Đối với Viettel yếu tố được đánh giá cao nhất đối với người lao động đó là tình yêu đối với công việc, sau đó mới là tài năng và bằng cấp. Câu chuyện con ông cháu cha không được nhắc đến trong ưu tiên trong tuyển người của Viettel”.

Đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam nói về chữ ‘duyên’ với nghề ảnh 2

Khách mời Nguyễn Văn Sơn. Ảnh: VietNamNet

Sinh năm 1986, tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân, chuyên ngành Kinh tế lao động vào năm 2008, với những cống hiến đặc biệt xuất sắc khi về đầu quân cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Nguyễn Văn Sơnđược giao trọng trách làm “thuyền trưởng” con tàu Viettel Thái Nguyên từ cuối năm 2013.

Với hàng chục ý tưởng, sáng kiến độc lập và theo nhóm của Nguyễn Văn Sơn, hiệu quả công việc và doanh thu của Chi nhánh Viettel Thái Nguyên tăng lên rõ rệt. Điển hình như sáng kiến truyền thông bán hàng dịch vụ VAS (giá trị gia tăng) được áp dụng từ cuối năm 2014 đã tạo hiệu quả quảng bá các dịch vụ của Viettel qua tin nhắn, dự kiến sẽ làm lợi 6 tỷ đồng/năm.

Không chỉ giỏi kinh doanh từ những ý tưởng, sáng tạo mang tính đột phá, dưới sự điều hành của giám đốc Nguyễn Văn Sơn, Chi nhánh Viettel Thái Nguyên còn đi đầu trong áp dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý của các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh và tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

Sinh ra ở đất mỏ Quảng Ninh, Nguyễn Xuân Trường, công nhân Phân xưởng KT 12 - Cty Than Vàng Danh Vinacomin, tâm niệm: "Dường như mảnh đất này đã chọn nghề cho mình".

“Môi trường công tác của tôi rất độc hại, khó khăn, nguy hiểm. Phải có lòng quyết tâm rất lớn mới có thể vượt qua”, Trường tâm sự.

Ông Trần Thanh Lâm, Phó Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Thường trực Qũy Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam hy vọng thông qua các hình thức giao lưu trên báo chí và trên sân khấu, bạn đọc sẽ biết nhiều hơn tới các gương thanh, thiếu niên Việt Nam tiêu biểu. Từ đó, các giá trị tích cực được lan tỏa.

Theo Nguyễn Xuân Trường, năng suất khai thác than ở Việt Nam hiện vẫn thấp so với thế giới. Nguyên nhân có lẽ là do máy móc lạc hậu, trình độ tay nghề của công nhân vẫn chưa đồng đều.

“Khâu yếu nhất trong quy trình khai thác than là công nghệ vẫn còn lạc hậu, do dịa chất phức tạp nên không thể áp dụng được những công nghệ tiên tiến, có những chỗ đã lắp đặt những giàn chống hiện đại nhưng một thời gian ngắn sau lại phải dỡ bỏ, tốn rất nhiều công sức và kinh phí”, Trường cho biết.

Nhờ sự cố gắng học tập, rèn luyện của bản thân, tay nghề Trường không ngừng được nâng cao, năng suất lao động thường đạt 130% so với đồng nghiệp; góp phần giúp đơn vị hoàn thành tốt kế hoạch được giao trong nhiều năm liền.

Tổng thu nhập năm 2013 của anh đạt trên 266 triệu đồng, cao gấp 2 lần tổng thu nhập bình quân toàn phân xưởng. Bằng kinh nghiệm thực tiễn, Trường cũng đề xuất nhiều sáng kiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất góp phần cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động.

Đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam nói về chữ ‘duyên’ với nghề ảnh 3

Khách mời Nguyễn Xuân Trường. Ảnh: VietNamNet

Riêng năm 2013, các sáng kiến của anh làm lợi cho Cty trên 4,5 tỷ đồng. Trường còn luôn nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ những công nhân mới vào nghề bắt nhịp với công việc, nhanh chóng làm tốt nhiệm vụ được giao.

Với những nỗ lực và đóng góp cho đơn vị và Cty, ba năm liền từ 2011-2013, Trường liên tục được Cty tuyên dương là thợ trẻ lao động giỏi, thu nhập cao, là gương mặt trẻ tiêu biểu của tỉnh năm 2013.

Trường vinh dự là một trong 3 cá nhân đại diện cho Quảng Ninh được tuyên dương tại Đại hội Thanh niên Tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ 3. “Trong lao động, tôi không ngại khó. Tôi luôn đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu. Tôi hy vọng có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho Cty”, Trường chia sẻ.

Đề cử nhỏ tuổi nhất đứng trong danh sách 20 đề cử Gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam 2014, Quách Hoàng Nhi, sinh năm 2004, sở hữu trong tay gần chục giải thưởng danh giá tại các cuộc thi Piano trong nước và quốc tế.

Thông thạo nhạc lý, biết chơi đàn trước khi biết chữ, 10 tuổi, Quách Hoàng Nhi, học sinh lớp 5B, trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) sở hữu trong tay gần chục giải thưởng danh giá tại các cuộc thi Piano trong nước và quốc tế.

Đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam nói về chữ ‘duyên’ với nghề ảnh 4

Khách mời Quách Hoàng Nhi. Ảnh: VietNamNet

Đáng nói là, gia đình Hoàng Nhi không có ai theo con đường âm nhạc. Năm lên 4 tuổi, Nhi được mẹ cho đi học nhạc và bắt đầu đam mê từ đó. 5 tuổi, lần đầu tiên, Hoàng Nhi tham dự cuộc thi Festival Piano thiếu nhi TP Hà Nội lần thứ VII và đoạt giải Nhất.

Từ đó, Nhi liên tục đoạt các giải thưởng danh giá khác: Giải Vàng Piano Quốc tế tại Cheonan, Hàn Quốc, năm 2012, Nhất bảng A Piano Quốc tế Mozart tại Bangkok, Thái Lan, năm 2013.

Chỉ riêng năm 2014, Hoàng Nhi đã tham dự 3 cuộc thi Piano Quốc tế và giành giải Nhất cuộc thi Piano Quốc tế Val Tidone, giải Nhì cuộc thi “Piano Talents” tại Ý, Khuyến khích bảng III Piano Quốc tế Rosario Marciano tại Vienna, Áo.

Theo Nhi, một trong những yếu tố quan trọng giúp Nhi có ngày hôm nay, là “xuất phát từ sự chăm chỉ và kiên trì”. 

Đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam nói về chữ ‘duyên’ với nghề ảnh 5
MỚI - NÓNG