'Đại gia' ráo riết chạy đua vũ khí không gian

'Đại gia' ráo riết chạy đua vũ khí không gian
Năm 2007, Trung Quốc bắn hạ vệ tinh dự báo thời tiết Phong Vân-1C bằng tên lửa. Dù Bắc Kinh tuyên bố đây là hoạt động bình thường nhằm dọn dẹp những vệ tinh hư hỏng nhưng nhiều bên đã “giật mình”.

> Nga âm thầm phát triển vũ khí không gian

Năm 2008, đến lượt hải quân Mỹ phóng tên lửa SM3 RIM-161 bắn hạ vệ tinh do thám cũ mang tên USA-193.

Đến tháng 3/2013, Trung Quốc được cho là tiếp tục thử nghiệm tên lửa DN-2 dùng chống vệ tinh. Chưa hết, hồi tháng 9, nước này phóng 3 vệ tinh lên không gian và theo trang SpacePolicyOnline.com, nhiều chuyên gia tin rằng một trong số này mang theo cánh tay máy có thể thao tác để bắt lấy các vệ tinh khác.

Vì thế, giới quan sát nhận định cuộc phóng vệ tinh mới có thể nhằm thử nghiệm biện pháp dùng vệ tinh hoặc trạm không gian gắn tay máy tiếp cận một vệ tinh khác với các mục tiêu từ bình thường (như tiếp nhiên liệu và sửa chữa) đến gây hại (bắt giữ, phá hủy vệ tinh).

Dĩ nhiên, Mỹ cũng không đứng ngoài và cũng đang bí mật triển khai các cuộc thử nghiệm điều khiển vệ tinh tiếp cận một vệ tinh khác, theo Space.com.

Ngoài ra, từ năm 2010, Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông báo đã bắt đầu phát triển một loại vũ khí laser có thể tiêu diệt các vệ tinh của đối phương trong quỹ đạo. Các nước còn nghiên cứu những chương trình laser tối tân có thể “gây mù” tạm thời nhằm vào vật liệu quang học có độ nhạy cao của vệ tinh.

Theo Thụy Miên
Thanh Niên

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG