'Cuộc chiến' thị phần SGK mới: Nhà xuất bản chạy đua

Sẽ có thị trường cạnh tranh về SGK bắt đầu từ năm học 2019-2020 Ảnh: Như Ý
Sẽ có thị trường cạnh tranh về SGK bắt đầu từ năm học 2019-2020 Ảnh: Như Ý
TP - Chia sẻ với PV Tiền Phong về câu chuyện biên soạn chương trình và viết SGK mới, một người trong cuộc xin phép không nêu tên cho biết, hiện ông đang được một NXB lớn mời viết SGK. “Về lý thì khi nào công bố chương trình, các tác giả mới viết SGK. Nhưng hình như đâu đó có NXB đã căn cứ vào chương trình  dự thảo để viết” - vị này cho hay.

Cần bao nhiêu tiền để đổi mới chương trình, SGK?  

Liệu số tiền thời điểm năm 2015, khi ông Phạm Vũ Luận còn là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT  đưa ra là gần 800 tỷ đồng, có phải là con số cuối cùng ? Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, để thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT đã đưa ra Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP) vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) và được Thủ tướng phê duyệt  danh mục tại quyết định 455 ngày 8/4/2015. Sau đó, được Chủ tịch nước phê duyệt đàm phán tại Quyết định 1095 ngày 8/6/2015. Tổng số vốn của Dự án này là 80 triệu đô la. Trong đó, vốn vay ưu đãi của WB là 77 triệu đô la và vốn đối ứng trong nước là 3 triệu đô la. 

Dự án được chia thành 4 thành phần thực hiện. Thứ nhất là phát triển chương trình gần 16,5 triệu đô la. Ở thành phần này, tiểu thành phần xây dựng chương trình là gần 6,5 triệu đô la. Thứ hai, biên soạn và thực hiện SGK theo chương trình trên là 20,5 triệu đô la. Với thành phần này, biên soạn 1 bộ SGK (do Bộ GD&ĐT tổ chức thực hiện)  và thẩm định các SGK là trên 16 triệu đô la, riêng biên soạn 1 bộ SGK hết hơn 15 triệu đô la (Trong khoản mục biên soạn 1 bộ SGK gồm rất nhiều nội dung như tập huấn, bồi dưỡng, tuyển chọn chuyên gia tư vấn quốc tế, tổ chức biên soạn...). Thứ ba, đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và chính sách giáo dục phổ thông, trên 37,5 triệu đô la. Cuối cùng là quản lý dự án, gần 2,5 triệu đô la.

Cuộc chạy đua 

Chia sẻ với PV Tiền Phong về câu chuyện biên soạn chương trình và viết SGK mới, một người trong cuộc xin phép không nêu tên cho biết hiện nay ông đang được một NXB lớn mời viết SGK. Theo ông, về  nguyên tắc, khi nào công bố chương trình môn học chính thức thì các NXB mới ký hợp đồng với các tác giả viết SGK. Bây giờ chưa công bố nên chưa ký. 

“Về lý thì khi nào công bố chương trình, các tác giả mới viết SGK. Nhưng hình như đâu đó có NXB đã căn cứ vào chương trình  dự thảo để viết” - vị này cho hay.

Ông cũng khẳng định là người vừa biên soạn chương trình, vừa viết SGK, tất nhiên mỗi người có thuận lợi riêng.  Khi đã viết chương trình thì tác giả sẽ  hình dung được yêu cầu cần đạt, dù sao cũng có thuận lợi hơn những người mới tiếp cận.

Trước câu hỏi của PV Tiền Phong phải chăng các NXB đang tìm mọi cách để “kéo” những người viết chương trình để “lấy thương hiệu” qua “ải” thẩm định và “đấu thầu”? Vị chuyên gia này cho rằng phần lớn các NXB đều muốn có những người có thương hiệu. Còn chính các thầy thường không suy nghĩ như vậy. Thực tế, những người đã cao tuổi không vì mục đích gì, nếu có làm thì vì mục đích giáo dục.

“Chúng tôi không nghĩ rằng mình có lợi ích gì ở đây, kiểu như viết SGK để sau này được tiếng hay được xuất bản nọ kia. Nhưng mà các NXB thì phải tính đến điều này. Vì có chuyện đấu thầu.  Ngoài ra, còn thực tế nữa là  muốn lôi kéo những người biên soạn chương trình vì họ hiểu về chương trình hơn những người mới tiếp cận” - vị chuyên gia nói.

Mặt khác, ông cho hay những người không làm chương trình cũng có thế mạnh riêng. Thứ nhất, họ có suy nghĩ độc lập mà những người làm chương trình không thể bao quát hết được trước đó. Thứ hai, những người không làm chương trình định tham gia viết SGK, theo như ông được biết phần đông là những người trẻ. Họ có lợi thế hơn rất nhiều. “Tôi cũng tin tưởng vào đội ngũ này. Họ có sức trẻ, sức sáng tạo, tiếp cận những cái mới. Đó là lợi thế của họ” - vị chuyên gia chia sẻ quan điểm.

Là người trong cuộc viết SGK, vị tác giả này chia sẻ, ông lo ngại chuyện “quyền lực mềm” có thể ảnh hưởng tới việc lựa chọn SGK sau này, và điều này rất có thể sẽ xảy ra trong thực tế. Theo tìm hiểu, hiện đã có một đơn vị xuất bản gần như “vơ” hết số lượng những người viết chương trình. May ra chỉ còn hai môn là Lịch sử và Kỹ thuật là chưa “kéo” được. 

Trong khi đó, trả lời báo chí hồi tháng 6 vừa qua về việc vừa tham gia viết chương trình, vừa tham gia viết SGK, GS. Nguyễn Minh Thuyết, tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết: 

Trên cơ sở bàn bạc, thống nhất với đối tác là Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký Quyết định ban hành Sổ tay thực hiện dự án  RGEP.  Sổ tay thực hiện Dự án quy định: “Các thành viên Ban phát triển chương trình tổng thể và Ban phát triển chương trình môn học trong thời gian thực hiện hợp đồng các công việc của Ban phát triển chương trình tổng thể (42 tháng) và Ban phát triển chương trình môn học (16 tháng) không được tham gia biên soạn SGK; sau khi kết thúc hợp đồng, các thành viên này có thể tham gia biên soạn SGK (do Bộ GDĐT hoặc do tổ chức, cá nhân khác tổ chức biên soạn) và cũng có thể tham gia hội đồng quốc gia thẩm định SGK nếu không tham gia biên soạn SGK đó”.

Khi triển khai, 18 thành viên Ban phát triển chương trình tổng thể đã ký với Dự án hợp đồng giai đoạn 1 (18 tháng). Tới nay, kết thúc giai đoạn 1, các ban phát triển chương trình đã hoàn thành chương trình, báo cáo các hội đồng thẩm định. Sau giai đoạn 1, Dự án sẽ xem xét nguyện vọng và năng lực để ký tiếp hợp đồng giai đoạn 2 (24 tháng). Những ai có nguyện vọng và sẽ được ký hợp đồng tiếp, nội dung công việc như thế nào, tôi chưa được rõ. “Nhưng có điều rõ nhất là tôi và các thành viên khác của Ban soạn thảo chương trình đã hoàn thành nhiệm vụ, không còn là thành viên Ban phát triển chương trình tổng thể hay Ban phát triển chương trình môn học nữa” - GS. Nguyễn Minh Thuyết khẳng định với báo chí.

Như vậy, rõ ràng quy định của Bộ không cấm người viết chương trình không được viết SGK. Mà chỉ cấm trong thời gian viết chương trình không được song song viết SGK.

Là người trong cuộc viết SGK, vị tác giả này chia sẻ, ông lo ngại chuyện “quyền lực mềm” có thể ảnh hưởng tới việc lựa chọn SGK sau này, và điều này rất có thể sẽ xảy ra trong thực tế. Theo tìm hiểu, hiện đã có một đơn vị xuất bản gần như “vơ” hết số lượng những người viết chương trình. May ra chỉ còn hai môn là Lịch sử và Kỹ thuật là chưa “kéo” được.  

MỚI - NÓNG
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.
Lý do giá vàng thế giới biến động mạnh
Lý do giá vàng thế giới biến động mạnh
TPO - Dù đang trên đà giảm, giá vàng thế giới có mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 24/4. Khi tình hình chính trị ở Trung Đông chưa có thêm căng thẳng thì dữ liệu kinh tế Mỹ, lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lại tác động giá vàng.