Chôn chân giữa 'biển người' đi chơi Trung thu trên phố Hàng Mã
TPO - Ghi nhận tối ngày 12/8 âm lịch (29/9), nghìn người đổ về phố Hàng Mã, Phùng Hưng chơi Trung thu khiến các tuyến phố ở đây "tê liệt", chật kín người.
Đến hẹn lại lên, cứ mỗi dịp Trung thu tới, những con phố cổ lấp lánh ánh đèn, như con phố Hàng Mã, Hàng Lược, Phùng Hưng... đều trong tình trạng quá tải do đón một lượng người tham quan "khủng".
Ghi nhận tại các tuyến phố trên trong tối1 2/8 âm lịch (28/9), mặc dù là ngày thường nhưng hàng nghìn người đã đổ về đây khiến khu chợ chật kín người. Các cửa hàng, gian hàng đều lộng lẫy, nhộn nhịp, tất bật mua bán. Thành phần chủ yếu là các bạn trẻ, thanh niên và các phụ huynh đưa các em nhỏ đi chơi Trung thu.
Anh Hoàng Hải (Đống Đa, Hà Nội) bất ngờ khi lượng người năm nay tăng đột biến. "Tôi không hiểu sao lại đông như thế, khác hẳn với 2 năm gần đây. Có thể do dịch COVID-19, mọi người ở nhà nhiều nên giờ lại ra đường tận hưởng không khí Tết Trung thu", anh Hải chia sẻ.
Được biết, các tuyến đường gồm Hàng Mã (đoạn từ ngã tư Hàng Cót - Hàng Gà đến ngã tư Hàng Đường - Đồng Xuân), Hàng Lược, Hàng Rươi, Hàng Chai, Hàng Khoai (đoạn từ ngã tư Đồng Xuân - Hàng Giấy đến ngã ba Hàng Khoai - Hàng Lược) đã được cấm để phục vụ ngày lễ, thời gian từ 7h đến 22h. Tuy nhiên tình trạng xe máy, ô tô vẫn cố gắng chen vào vẫn diễn ra.
Chỉ còn 3 ngày nữa là đến Trung thu, các con phố Hàng Mã, Hàng Lược, Phùng Hưng... luôn trong tình trạng quá tải, đông nghẹt người vào buổi tối kể cả là ngày thường.
Theo ghi nhận của PV, khoảng 19h con phố đã trở nên đông đúc, đến 20h bắt đầu xảy ra tình trạng chen chúc, thậm chí "giậm chân tại chỗ".
Dòng người đông đúc khiến việc di chuyển trở nên khó khăn.
Các quầy hàng đa dạng đồ chơi, từ đồ chơi truyền thống đến đồ chơi hiện đại đều bị quây kín.
Mặc dù có đề nghị của cơ quan chức năng là đeo khẩu trang khi tham gia vào tuyến phố. Tuy nhiên nhiều người ý thức đeo nhưng nhiều người lại thờ ơ với nó.
Bé gái đeo khẩu trang đi chơi Trung thu, hình ảnh khác lạ trong mùa năm nay.
Những món đồ chơi truyền thông đang dần lấy lại được vị thế.
Các mặt hàng tai bờm vẫn được ưa chuộng, bán chạy với giá từ 30.000-50.000đồng/cái.
Gian hàng nặn tò he hiếm có tại phố Hàng Mã.
Không chỉ phố Hàng Mã, Hàng Lược, phố đi bộ Phùng Hưng cũng đông đúc người qua lại, tham quan chụp ảnh.
Những chiếc đèn lồng lơ lửng dọc phố Phùng Hưng nhiều sắc màu khiến mọi người thích thú.
TPO - Tại tọa đàm Xu hướng ô tô điện ở Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng xu hướng ô tô điện hóa tại nước ta chỉ còn là vấn đề thời gian khi các cơ chế chính sách, hạ tầng hoàn thiện.
TPO - Ngày nắng đổ lửa, đêm những cơn gió lạnh như cắt da cắt thịt, điều kiện vật chất thiếu thốn nhưng người lính mang quân hàm xanh vẫn kiên cường giữ chắc tay súng, túc trực 24/24 ngăn chặn người nhập cảnh trái phép qua biên giới.
TPO - Được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1996, tuy nhiên không phải ai cũng biết ở Hà Nội có một địa đạo được xây dựng từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
TPO - Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh khẳng định, cải tạo chung cư cũ là nhiệm vụ hàng đầu được thường trực Thành ủy xác định rõ và sẽ quyết tâm thực hiện bằng được trong nhiệm kỳ…
TPO - Chùa Tiêu Dao, xã Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) từ lâu được biết đến là nơi kết hợp giữa đặc sản làng nghề với văn hóa tâm linh bằng hàng trăm chi tiết gốm sứ tinh xảo được trang trí.
TPO - Ông Chu Ngọc Anh khẳng định Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (KH&ĐT) có vai trò là “tổng tham mưu” cho sự phát triển kinh tế của Thủ đô, vị trí quan trọng nên cũng gắn với trách nhiệm, thách thức và áp lực.
TPO - Chưa có hợp đồng công việc, bị nợ lương nhiều tháng nhưng vì sự an toàn chạy tàu, hàng nghìn công nhân đường sắt vẫn ra bám trụ tuyến. Công việc của họ cũng có nhiều nhọc nhằn, mất hồ hôi hơn khi các thiết bị hư hỏng không được thay thế, phải tận dụng để sửa chữa.
TPO - Cầu phao Lương Phúc, Sơc Sơn (Hà Nội), bắc qua sông Cà Lồ được đưa vào vận hành từ năm 2017. Tuy nhiên, mới đây Sở GTVT, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở KH&ĐT và UBND huyện Sóc Sơn lại báo cáo UBND TP Hà Nội cây cầu này được xây dựng từ năm 1984 đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng…khiến dư luận ngỡ ngàng.
TPO - Làng Chàng Sơn thuộc xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội được biết đến với danh hiệu “làng bách nghệ”, trong đó có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Với những chiếc quạt dùng để trang trí, người ta sẽ bắt gặp khi thì cảnh Hồ Gươm, lúc lại cảnh đồng lúa của làng quê Việt, đôi lúc là những hình ảnh cây đa, bến nước sân đình quen thuộc