Bộ trưởng Y tế kêu gọi dân chống dịch sốt xuất huyết

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đang kiểm tra sốt xuất huyết tại nhà của người dân ở TX Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ảnh Hữu Huy
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đang kiểm tra sốt xuất huyết tại nhà của người dân ở TX Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ảnh Hữu Huy
TPO - Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi người dân nâng cao ý thức trong việc chủ động diệt lăng quăng tại các hộ gia đình và nâng cao vai trò, sự tham gia của các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác phòng chống sốt xuất huyết.

Tại lễ phát động Chiến dịch mẫu diệt lăng quăng phòng sốt xuất huyết sáng nay 16/10 ở phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã kêu gọi người dân nâng cao ý thức trong việc chủ động diệt lăng quăng tại các hộ gia đình và nâng cao vai trò, sự tham gia của các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác phòng chống căn bệnh đến nay chưa có vắc xin phòng ngừa.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến sốt xuất huyết Dengue hiện nay đang là vấn đề y tế công cộng lớn trên toàn cầu và được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá là một trong những bệnh do véc tơ truyền quan trọng nhất. "Bệnh hiện đang lưu hành tại 128 quốc gia trên thế giới với khoảng 3,9 tỷ người sống trong vùng nguy cơ. Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết lưu hành ở hầu hết các tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Nam và miền Trung, dịch thường phát triển vào mùa mưa từ tháng 4 đến 11"- bà Tiến cho biết. Nỗ lực từ Chính quyền, ngành y tế, các ban ngành đoàn thể và người dân trong phòng chống, số mắc và tử vong do sốt xuất huyết đã giảm liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2014 vừa qua, số mắc và tử vong do sốt xuất huyết ở mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua. Tuy Bộ trưởng Tiến cho rằng thành quả phòng chống sốt xuất vẫn chưa bền vững, sốt xuất huyết vẫn có nguy cơ bùng phát dịch lớn gây ảnh hưởng đến an ninh y tế và sức khỏe của người dân nếu chúng ta không quyết tâm ngăn chặn.

Báo cáo của Cục Y tế Dự phòng cho thấy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 43 nghìn trường hợp mắc tại 53 tỉnh, thành phố, 28 trường hợp tử vong, số mắc cao hơn so với cùng kỳ năm 2014 nhưng đều thấp hơn sới với tất cả các năm trước và có nguy cơ tiếp tục gia tăng nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống. Người đứng đầu Bộ Y tế cho biết sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng và phòng chống muỗi đốt.

"Việc phun hóa chất diệt muỗi chỉ có tác dụng diệt đàn muỗi trưởng thành trong thời gian ngắn, quan trọng và hiệu quả lâu dài là phải thường xuyên diệt lăng quăng và loại bỏ điều kiện để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết không sinh sản và phát triển được"- bà Tiến khuyến cáo. Theo đó, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường sống quanh quẩn trong nhà, đẻ trứng ở những dụng cụ chứa nước trong như bể nước, chum vại, lu khạp, bình bông, bể cảnh... đặc biệt các vật phế thải xung quang nhà có khả năng chứa nước mưa như vỏ đồ hộp, chai lọ vỡ, mảnh gáo dừa, lốp xe, chum vại, hốc cây bẹ lá…và sau khi làm sạch các dụng cụ này thì chỉ khoảng 1 tuần đến 10 ngày sau lại có thể nở một đàn muỗi mới vì vậy công tác diệt muỗi, diệt lăng quăng và phòng muỗi đẻ trứng cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và cần sự tham gia của tất cả mọi nhà và của cả cộng đồng. Mặc dù việc phòng ngừa này là không khó, tuy nhiên Bộ trưởng Y tế cho biết công tác này trong thời gian qua tại nhiều địa phương chưa được quan tâm đẩy mạnh, nhiều người dân còn lơ là, chủ quan, nhiều cấp chính quyền còn chưa thực sự quan tâm chỉ đạo.

Bình Dương là một trong những tỉnh, thành phố có mật độ dân số đông, có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa cao, có nhiều công trình xây dựng, nhiều nhà trọ, lán trại có nhiều dụng cụ, vật liệu chứa nước là điều kiện cho muỗi sinh sản và phát triển nhưng không được quan tâm xử lý, vì vậy tình hình sốt xuất huyết có nhiều diễn biến rất phức tạp. Vì vậy, Bộ Y tế tổ chức chiến dịch mẫu diệt lăng quăng tại tỉnh này với mô hình điển hình về chiến dịch diệt lăng quăng phòng, chống bệnh sốt xuất huyết với sự tham gia của chính quyền, ban ngành đoàn thể và cộng đồng.

Sau chiến dịch mẫu này, để triển khai mạnh mẽ các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết, triển khai chiến dịch mẫu diệt lăng quăng, Bộ Y tế đề nghị ngành y tế các tỉnh, thành phố rút kinh nghiệm tổ chức chiến dịch tại Bình Dương để quảng bá, tham mưu cho chính quyền các cấp triển khai rộng rãi hoạt động này tại địa phương mình nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc chủ động diệt lăng quăng tại các hộ gia đình và nâng cao vai trò, sự tham gia của các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội trong công tác phòng chống sốt xuất huyết, đồng thời kêu gọi người dân mỗi tuần hãy dành thời gian để: Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín các lu, khạp, bể chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng, thường xuyên thay nước ở các bình bông/lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh; Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng đến, thu gom đồ phế thải để không cho muỗi đẻ trứng....

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.