Trên đây là nhận định của tờ Bloomberg trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều thông tin về việc Ankara và Moscow đang tiến gần hơn tới một hợp đồng chuyển giao hệ thống phòng không S-400.
Theo Bloomberg, thỏa thuận này cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang “quay lưng” lại với NATO sau hơn 60 năm gắn bó.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ từng khẳng định sẵn sàng trang bị các hệ thống tên lửa, nhưng từ bỏ kế hoạch mua các hệ thống như vậy từ Trung Quốc do áp lực của NATO.
Các nguồn tin quân sự khẳng định, trong vòng một năm, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhận được từ Nga hai sư đoàn S-400 và sau đó sẽ nhận thêm hai sư đoàn nữa trên lãnh thổ của nước này.
Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO trong những năm đầu Chiến tranh Lạnh, đóng vai trò then chốt “nhà nước tuyến đầu, tiếp giáp với Liên Xô”. Tuy nhiên, thời gian gần đây quan hệ giữa Ankara với NATO trở nên căng thẳng.
Theo một quan chức giấu tên, thỏa thuận với Nga sẽ cho phép Thổ Nhĩ Kỳ triển khai hệ thống phòng không trong bất kỳ khu vực nào của đất nước. Hợp tác cũng có thể củng cố ngành công nghiệp quốc phòng cảu nước này.
Đối với Ankara, một khía cạnh quan trọng của bất kỳ mọi giao dịch là chuyển giao công nghệ hoặc bí mật thương mại. Thổ Nhĩ Kỳ muốn có cơ hội chế tạo hệ thống phòng thủ tiên tiến của mình, thỏa thuận với Nga có thể phục vụ mục đích này, nguồn tin nhấn mạn.
Tổ hợp tên lửa S-400 do Phòng Thiết kế, Tập đoàn Almaz-Antey, Nga, phát triển, là phiên bản cải tiến với nhiều tính năng mạnh mẽ hơn loạt hệ thống tên lửa đất-đối-không S-300.
Hệ thống này được biên chế từ tháng 4/2007 và lần đầu triển khai trên thực địa 4 tháng sau đó.
Hệ thống có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không, bao gồm máy bay, phương tiện bay không người lái (UAV) hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu lên đến 4.800 m/giây.
S-400 có khả năng theo dõi 300 mục tiêu và cùng lúc bắn hạ 36 mục tiêu trong đó. Đặc biệt, S-400 đủ sức hạ gục những tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500 km, gấp gần 4 lần hệ thống Patriot của Mỹ.
Tổ hợp tên lửa này được tích hợp radar đa chức năng chống nhiễu, hệ thống phát hiện và ngắm bắn tự động, tên lửa phòng không, bệ phóng và trung tâm chỉ huy - điều khiển.
S-400 có thể khai hỏa 5 loại tên lửa để tạo nên cơ chế phòng thủ phân lớp.