Bên trong ngôi làng của 40.000 nhà sư và ni cô

Larung Gar là nơi sinh sống của hơn 40.000 nhà sư và ni cô trên độ cao hơn 4.000 mét.
Bên trong ngôi làng của 40.000 nhà sư và ni cô ảnh 1

Nằm giữa những ngọn đồi xanh bao la trải dài ở thung lũng Larung Gar, Trung Quốc, ngôi làng Larung Gar hiện ra với hàng ngàn ngôi nhà bằng gỗ đỏ tập trung thành từng cụm. Nằm tách biệt với thế giới bên ngoài, đây là nơi đặt Học viện Phật giáo Larung Gar - trung tâm Phật giáo lớn nhất trên thế giới.

Bên trong ngôi làng của 40.000 nhà sư và ni cô ảnh 2

Kiến trúc truyền thống đặc trưng ở Larung Gar là những ngôi nhà bằng gỗ đỏ, điều đặc biệt là tất cả đều không có hệ thống làm sưởi ấm và nhà vệ sinh. Chúng được xây sát nhau đến nỗi gần như là nhà nọ chồng lên đỉnh nhà kia khi nhìn từ xa.

Bên trong ngôi làng của 40.000 nhà sư và ni cô ảnh 3

Nhiều du khách lần đầu đặt chân tới đây cho biết họ bị choáng ngợp bởi sự to lớn và tráng lệ của công trình. Được xây dựng từ những năm 1980 ở huyện Sertar, quận Garze, Larung Gar là nơi cư trú của cộng đồng người Tây Tạng ở phía tây tỉnh Tứ Xuyên.

Bên trong ngôi làng của 40.000 nhà sư và ni cô ảnh 4

Những ngôi nhà này đều có kết cấu và hình dáng tương tự nhau cùng với những con ngõ ngách nhỏ ngoằn ngoèo. Không ít du khách bày tỏ rằng họ rất ấn tượng khi người dân trong làng có thể tìm đúng ngôi nhà của mình giữa mê cung nhà giống hệt nhau như thế này.

Bên trong ngôi làng của 40.000 nhà sư và ni cô ảnh 5

Ngôi làng nằm ở độ cao 4.000 m, cách đường chính khoảng 4 km và cách thị trấn Sertar 15 km. Ở giữa làng có một bức tường cao được xây lên nhằm ngăn cách giữa khu vực của nhà sư và của ni cô.

Bên trong ngôi làng của 40.000 nhà sư và ni cô ảnh 6

Nơi đây có tới hơn 40.000 nhà sư và ni cô sinh sống.

Bên trong ngôi làng của 40.000 nhà sư và ni cô ảnh 7

Theo quy định, họ đều không được ra khỏi khu vực được phân chia của mình.

Bên trong ngôi làng của 40.000 nhà sư và ni cô ảnh 8

Tuy nhiên, có một khu vực mở ở trước hội trường chính của tu viện là nơi mà cả nhà sư và ni cô đều được phép lui tới.

Bên trong ngôi làng của 40.000 nhà sư và ni cô ảnh 9

Người dân Larung Gar sinh sống chủ yếu bằng việc buôn bán nhỏ như kinh doanh nhà nghỉ hay những cửa hàng tạp hóa. Đến thăm quan ngôi làng, có hai nhà nghỉ nhỏ để du khách có thể nghỉ ngơi và tham quan. "Tôi đã ở hai ngày ở trung tâm Phật giáo và tham gia vào một số nghi lễ. Dân làng ở đây rất nhiệt tình, lạc quan và cực kỳ hiếu khách, và tôi vô cùng ngạc nhiên về cách họ quan niệm về cái chết",Wanson Luk, nhiếp ảnh gia theo đạo Phật cho biết.

Bên trong ngôi làng của 40.000 nhà sư và ni cô ảnh 10

Quận Sertar cách rất xa các thành phố khác, vì vậy nó không phải là một nơi dễ dàng có thể đến được.

Thành phố gần nhất là Thành Đô, từ đây, khách có thể đi ô tô và mất khoảng 11-13 giờ để tới Larung. Tọa lạc ở độ cao 4.000 m nên nhiệt độ ở Larung Gar rất thấp. Chính vì thế, trước khi đến đây thăm quan, du khách tốt nhất nên có khoảng thời gian một vài ngày để làm quen với khí hậu.

Bên trong ngôi làng của 40.000 nhà sư và ni cô ảnh 11

Lịch trình lý tưởng đó là từ Thành Đô, du khách bắt xe buýt tới Kangding (330 km, có nhiều chuyến xe trong ngày), nghỉ từ một đến hai đêm ở Kangding, sau đó bắt xe đi tới Garze (385 km, duy nhất một chuyến xe trong ngày) rồi đáp một chuyến xe buýt hoặc taxi khác tới Sertar và Larung Gar (khoảng 150 km).

Bên trong ngôi làng của 40.000 nhà sư và ni cô ảnh 12

Trước kia, Langrung Gar và Học viện Phật giáo là một địa điểm nhạy cảm và không cho phép du khách nước ngoài vào. Tuy nhiên, từ năm 2011, Sertar và Larung Gar mở cửa và chào đón tất cả du khách trên thế giới. Kể từ đó cho đến nay, nơi đây đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn và thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch mỗi năm.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.