Ngày 29/10, tại cuộc ứng phó với áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, khoảng chiều tối nay, ATNĐ khả năng mạnh lên thành bão, với sức gió mạnh cấp 9, giật cấp 11-12.
“Diễn biến cấp độ của bão có thể thay đổi khi có sự tương tác với không khí lạnh, nên khả năng có thể mạnh hơn nữa trước khi vào bờ”, ông Khiêm nói.
Dự báo, bão sẽ đổ bộ vào khu vực Bình Định đến Ninh Thuận, với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-11 vào chiều tối mai (30/10).
Theo ông Khiêm, thông thường, khi ATNĐ, bão vào bờ thường gây mưa. Tuy nhiên, với cơn bão này, sau khi vào bờ và tan, nó vẫn tồn tại giải hội tụ nhiệt đới, cùng với tác động của không khí lạnh sẽ gây mưa lớn sau bão tan.
Bão sẽ gây sóng ngoài khơi cao 3-4 m, ven bờ cao 2-3 m. Chưa kể, nếu triều cường trùng thời điểm bão vào, sóng biển rất lớn.
Về mưa, ông Khiêm nhận định, mưa lớn từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận, trong đó mưa từ từ Thừa Thiên-Huế, đến Ninh Thuận 300-600 mm.
Sau khi bão, từ ngày 31/10, mưa sẽ mở rộng từ Thừa Thiên- Huế đến Thanh Hóa có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa khoảng 300-500 mm/đợt.
Theo ông Khiêm, cơn bão này thể hiện đa hình thái về thiên tai. Cơn bão này có nơi hình thành, đường đi tương đối giống cơn bão Damrey tháng 11/2017, gây thiệt hại nặng ở các tỉnh miền Trung và hình thái giống đợt mưa lớn năm 1999.
Trong khi đó, theo Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, đến sáng 291/0, biên phòng tuyên biển đã thông báo, hướng dẫncho gần 45.000 tàu, gần 210 nghìn người biến diễn biến của ATNĐ để phòng tránh.
Trong đó, đáng lưu ý, hiện vẫn còn 741 tàu/8.487 người (trong đó, chủ yếu là tàu cá các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đà Nẵng đang ở khu vực nguy hiểm.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng NN&PTNT, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường cho biết, ATNĐ sẽ mạnh lên thành bão, trong bối cảnh có nhiều yếu tố dị thường, cực đoan, đặc biệt là mưa lớn diện rộng gây nguy cơ tai biến địa chất.
Ông Cường lưu ý, chiều tối mai 30/10, bão sẽ tiệm cần bờ các tỉnh Nam Trung bộ. Do vậy, các lực lượng, địa phương trước hết phải đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, khu kinh tế biển, nuôi trồng thủy sản, nhất là 741 tàu cá trong vùng nguy hiểm.
“Bộ GTVT cần thông báo cho tàu vận tải vãng lai, vì bài học năm nhiều tàu vận tại bị chìm, hư hỏng 2017 ở cảng Quy Nhơn còn rất rõ”, ông Cường nói.
Bộ trưởng Cường cững lưu ý, bão sẽ gây mưa lớn từ cả miền Trung, Tây Nguyên, nên đảm bảo an toàn hồ đập, kể cả hồ tự nhiên, hồ thủy điện, thủy lợi.
“Ở khu vực này, hồ dung tích nhỏ, độ dốc cao lại có mưa lớn, nếu vận hành hồ không tốt sẽ rất nguy hiểm. Với các công trình đang xuống cấp, đang sửa chữa, các hồ không an toàn… cần rà soát để có phương án”, ông Cường nói.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho rằng, ở miền núi chỉ cần mưa 200 mm đã có nguy cơ thiệt hại về người. Nhưng đợt này, lượng mưa dự báo tới 600-800 mm, lại xảy ra ở miền Trung, Tây Nguyên gây sạt trượt, rất nguy hiểm.
Ông Cường lưu ý, với các tỉnh trọng điểm, Tổng cục Thủy lợi phối hợp ngành Công Thương, cử ngay các đoàn công tác để chỉ đạo, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho tuyến hồ đập thủy lợi, thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên.