TP - Bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra khi nước Mỹ đang ở trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Cuộc khủng hoảng đa chiều bắt nguồn từ dịch bệnh COVID-19 khiến kỳ vọng của cử tri thay đổi, từ đó thay đổi cơ và vận của hai đối thủ Donald Trump và Joe Biden.
TP - Mỹ không kích vào Iraq để sát hại tướng Iran Qassem Soleimani là hành động vi phạm luật pháp quốc tế, và chuyện Iran đáp trả là đương nhiên. Nhưng một câu hỏi đặt ra hiện nay là: Hai bên sẵn sàng leo thang đến mức nào, khi họ đều có những cái khó của mình?
TP - Giống như nhiều quyết định trước đây, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh hạ sát tướng Iran Qasem Soleimani có lẽ là hành động bất cẩn, không tính đến hậu quả. Chắc chắn Iran sẽ đáp trả.
TP - Khu vực biển của Việt Nam mà nhóm tàu Trung Quốc Hải Dương 8 vi phạm không nằm trong bất cứ vùng tranh chấp nào. Trung Quốc vẫn kiếm chuyện để ép các nước chấp nhận cùng khai thác, bất chấp thực tế là Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý.
TP - Việc Trung Quốc điều nhóm tàu Hải Dương 8 vi phạm và tái vi phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam là hành động rất nghiêm trọng, tạo ra tiền lệ nguy hiểm và làm xói mòn lòng tin ở khu vực. Việt Nam đang kiên quyết đấu tranh bằng chính nghĩa của mình.
TP - Chịu sức ép lớn từ tình hình quốc tế và nhu cầu trong nước, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un khi đến gặp nhau tại Hà Nội sẽ phải đạt được kết quả cụ thể nhất định. Những kết quả đó dù khiêm tốn nhưng sẽ giúp hạ nhiệt tình hình và mở đường cho các giai đoạn tiếp theo.
TP - Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai này ở Việt Nam, Triều Tiên và Mỹ có thể chỉ đạt được tiến bộ nhất định về phi hạt nhân hoá hay các bước đi khác như lập văn phòng liên lạc. Nhưng như thế cũng có thể coi là thành công lớn đối với một vấn đề phức tạp và sau một hội nghị không có đồng thuận rõ ràng nào ở Singapore.
TP - Từ thân phận một đất nước trải qua chiến tranh bị quyết định số phận tại các cuộc đàm phán hòa bình quốc tế tại Geneva, Paris, Việt Nam chuẩn bị trở thành nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên, sự kiện vô cùng ý nghĩa đối với hòa bình khu vực và thế giới. Nếu hội nghị thành công, Việt Nam sẽ được nhớ đến với vai trò người xây cầu.
TP - Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai được tổ chức tại Hà Nội vào cuối tháng này là dịp để Việt Nam thể hiện vai trò đóng góp tích cực vào việc tạo dựng và đảm bảo nền hoà bình khu vực và thế giới. Đây cũng là cơ hội quý giá để Việt Nam quảng bá sức mạnh mềm ra thế giới và củng cố thêm quan hệ với các đối tác trong khu vực.
TP - Sau những cáo buộc ầm ĩ về một vụ được cho là tấn công bằng vũ khí hoá học ở Syria, Tổng thống Mỹ Donald Trump ra tối hậu thư trong vòng 48 giờ (kết thúc vào đêm 12/4 giờ Mỹ) sẽ quyết định có tấn công các căn cứ của Syria hay không. Một chuyên gia Việt Nam về Trung Đông đánh giá, Mỹ đối mặt quá nhiều rủi ro nếu ra tay quá mạnh và trực diện.
TP - Thời gian tới, tầm quan trọng của biển Đông không giảm, các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản… điều chỉnh chiến lược khiến quan hệ quốc tế ở khu vực này sẽ diễn ra sôi động hơn. Nếu biết xử lý khéo, Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội tốt mà không bị các nước lớn kéo và đẩy.
TP - Bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC chiều 10/11 ở Đà Nẵng có những điểm đáng chú ý về quan điểm của chính quyền Mỹ hiện nay về một khu vực châu Á - Thái Bình Dương gắn chặt hơn với Ấn Độ Dương; sự chú trọng của Mỹ vào nền thương mại công bằng có thể khiến các bên phải dung hòa.
TPO - Việc Mỹ mới đây tấn công Syria bằng tên lửa hay đưa nhóm tác chiến tàu sân bay đến gần Triều Tiên cho thấy có thể đã đến lúc Washington sẵn sàng làm những điều bất ngờ, không để yên cho Bình Nhưỡng như lâu nay nữa.
TPO - Với việc cho phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào một căn cứ quân sự ở Syria sau khi có cáo buộc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học, Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn thể hiện rằng ông ấy là người nói là làm, và không nhún nhường, không “đi đêm” với Nga trong vấn đề Syria.
TP - Hôm nay, 12/7, Tòa án thường trực quốc tế sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc. Phán quyết sẽ phù hợp với luật pháp quốc tế. Chỉ cần nhìn vào các hành động của Trung Quốc trong thời gian gần đây có thể dự đoán rằng, một phán quyết đúng với luật pháp quốc tế sẽ bất lợi cho Trung Quốc.
TP - Sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt-Mỹ cho thấy những lợi ích song trùng ngày càng lớn giữa hai nước trong việc thúc đẩy mối quan hệ này, nhất là khi những lợi ích đó giờ đây không chỉ giới hạn trong những lĩnh vực truyền thống như kinh tế, văn hóa, giáo dục… mà còn mở rộng sang an ninh, quốc phòng.