Trung Quốc kiếm chuyện cả khu vực không tranh chấp

TP - Khu vực biển của Việt Nam mà nhóm tàu Trung Quốc Hải Dương 8 vi phạm không nằm trong bất cứ vùng tranh chấp nào. Trung Quốc vẫn kiếm chuyện để ép các nước chấp nhận cùng khai thác, bất chấp thực tế là Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý.
Trung Quốc kiếm chuyện cả khu vực không tranh chấp ảnh 1 Nhà nghiên cứu Hoàng Việt

Thạc sĩ Hoàng Việt, một chuyên gia nghiên cứu về biển Đông, nhận định như vậy khi trao đổi với PV Tiền Phong ngày 25/8.

PV: Ông đánh giá như thế nào về hành động của tàu khảo sát Hải Dương 8 và các tàu hộ tống trong vùng biển Việt Nam trong những ngày này?

ThS Hoàng Việt: Có một thực tế là Trung Quốc đang thách thức vai trò thống trị của Mỹ ở khu vực. Bắc Kinh cũng muốn triển khai trên thực tế yêu sách “đường lưỡi bò”, cho dù yêu sách này cực kỳ vớ vẩn và phi pháp, đã bị Toà trọng tài thường trực quốc tế tại La Hay bác bỏ trong phán quyết đưa ra năm 2016. Trung Quốc vẫn tiến hành các hoạt động phi pháp trên thực tế. Những việc Trung Quốc đang làm là ngăn cản các quốc gia khai thác tài nguyên, ngăn chặn Việt Nam khai thác ở lô 06-01.

Dù Trung Quốc xảy ra chuyện gì, dù họ muốn hướng dư luận ra bên ngoài bằng cách khơi dậy chủ nghĩa dân tộc thì tham vọng biển Đông của họ luôn là như vậy. Việt Nam và ASEAN phải cảnh giác với chiêu “giương đông kích tây”, như lần đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để khiến dư luận tập trung chú ý, trong khi họ cải tạo các đảo mà họ chiếm đóng trên vùng biển này.

Cần phải nhấn mạnh rằng lô dầu khí này nằm trong bồn trũng Nam Côn Sơn, không nằm trong bất kỳ khu vực tranh chấp nào. Nhưng Trung Quốc vẫn kiếm chuyện bằng việc đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 vào hoạt động trái phép. Điều Trung Quốc muốn là ép các nước chấp nhận cùng khai thác, bất chấp chuyện Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý, đặc biệt là dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

Ông nhìn nhận như thế nào về những tính toán và chiến lược của Trung Quốc trên biển Đông 
hiện nay?

ThS Hoàng Việt: Từ lâu Trung Quốc đã muốn thực hiện “giấc mộng Trung Hoa”, thống trị thế giới. Một trong những việc nước này làm để theo đuổi mục tiêu đó là biến biển Đông thành ao nhà, thâu tóm vùng biển cửa ngõ có tầm quan trọng chiến lược này.

Biển Đông không chỉ có nguồn tài nguyên hải sản, khí đốt dồi dào, mà còn là cửa ngõ quan trọng để Trung Quốc kiểm soát khu vực và tiến ra các vùng biển khác. Vì thế nên dù trong tất cả các bản đồ cổ, biên giới ở phía nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, nhưng nước này vẫn tìm mọi cách để kiểm soát hoàn toàn biển Đông.

Việt Nam có thể làm gì trong tình hình hiện nay?

ThS Hoàng Việt: Đó là câu hỏi mà rất nhiều người đang quan tâm. Chúng ta thấy rằng Việt Nam đang kiên trì theo đuổi các biện pháp hoà bình, không tạo cớ cho Trung Quốc tấn công. Trong trường hợp của Philippines ở bãi cạn Scarborough năm 2012, lực lượng hải quân của Manila khi đó chưa đủ tiềm lực thực tế, nên cuối cùng để mất quyền kiểm soát khu vực này vào tay Trung Quốc.

Nhưng với Việt Nam, Trung Quốc chưa làm được điều đó. Lực lượng thực thi pháp luật trên biển của chúng ta vẫn kiểm soát được tình hình. Như trong vụ việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mấy năm trước, lực lượng của Việt Nam khi đó đã buộc Trung Quốc phải rút mà không dẫn đến xung đột.

Việt Nam cũng có thể kêu gọi cộng đồng quốc tế gây áp lực. Và nỗ lực của Việt Nam đã được nhiều nước, trong đó có Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ ủng hộ. Việt Nam cũng có thể xem xét khởi kiện Trung Quốc.

Theo ông, việc Trung Quốc gần đây liên tục vi phạm vùng biển của Việt Nam, Malaysia và Philippines có phải cách họ gây sức ép cho tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC)?

ThS Hoàng Việt: Theo tôi, nếu Trung Quốc gây áp lực bằng cách này thì lợi bất cập hại. Những hành động của họ rất nguy hiểm, phá huỷ lòng tin của các nước với Trung Quốc khi họ nói sẽ “trỗi dậy hoà bình”. ASEAN hiện nay rất lo ngại về các hành động của Trung Quốc. COC ra đời sẽ có lợi cho ai? ASEAN và Trung Quốc đang giằng co nhau trong quá trình này.

Những vấn đề nóng trên thế giới như Triều Tiên hay chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có làm giảm quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề biển Đông?

ThS Hoàng Việt: Các điểm nóng đó đã kéo dài từ lâu và đều liên quan đến nhau. Nếu nói tình hình nóng ở Triều Tiên mà không ảnh hưởng đến biển Đông là không đúng. Như đã nói ở trên, tham vọng của Trung Quốc luôn là kiểm soát biển Đông, nên Việt Nam và ASEAN phải tỉnh táo. 

Dù Trung Quốc xảy ra chuyện gì, dù họ muốn hướng dư luận ra bên ngoài bằng cách khơi dậy chủ nghĩa dân tộc thì tham vọng biển Đông của họ luôn là như vậy. Việt Nam và ASEAN phải cảnh giác với chiêu “giương đông kích tây”, như lần đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để khiến dư luận tập trung chú ý, trong khi họ cải tạo các đảo mà họ chiếm đóng trên vùng biển này.

Cảm ơn ông!

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.