Một góc khu tâm linh Tuyền Lâm. Ảnh: Phạm Xuân Dũng

'Bí mật' dự án tâm linh hàng ngàn héc ta

TP - Một đại dự án tâm linh có tổng diện tích tới 3.900 ha, trong đó có 1.100 ha xây dựng khu tâm linh giữa vùng rừng núi đẹp nhất tỉnh Quảng Trị, cách thành phố Đông Hà chỉ 3 chục cây số. Lạ là hỏi lãnh đạo chính quyền và ngành từ tỉnh xuống địa phương, kể cả dân, ai cũng lắc đầu “không biết” với vẻ rất bí hiểm.
 Ông Phan Chí Lộc trong buổi nghe VKSND tỉnh Quảng Trị xin lỗi công khai nạn nhân oan sai (năm 2017). Ảnh: PXD

Nhiều câu hỏi sau một vụ án oan ở Quảng Trị

TP - Họ đã sống, từng có cơ ngơi nhà cửa đàng hoàng, con cái du học tử tế và công việc cũng như thu nhập rất ổn định, nhưng rồi mất trắng phải đi ở nhà trọ hơn mười mấy năm qua trong tình cảnh lay lắt ốm đau, cay đắng tận cùng sau một vụ án oan sai.             
Tổng Bí thư Lê Duẩn về thăm công trường đại thủy nông Nam Thạch Hãn trong giai đoạn thi công (ảnh tư liệu)

Thạch Hãn, một thời tuổi trẻ

TP - Những ngày đầu sau chiến tranh, để “giải cứu” mảnh đất Bình Trị Thiên khô cằn nắng Lào cỏ cháy, hàng vạn cán bộ chiến sĩ, đoàn viên thanh niên, nhân dân trong tỉnh được phiên thành những Sư đoàn tay không đắp lên công trình đại thủy nông Nam Thạch Hãn. Cố nhạc sĩ Trần Hoàn viết ca khúc “Câu hò trên công trường Nam Thạch Hãn” ngay trên công trình. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mùa xuân 1978 cũng đã về đây “đi thực tế” viết bút ký nóng hổi “Tháng 3 trên công trường Nam Thạch Hãn”…
Vợ chồng ông Trương Huy Liệu tại Tòa phúc thẩm

Hậu phúc thẩm kỳ án gỗ trắc: Chánh án TANDTC và đại biểu dân cử nói gì?

TP - Liên quan quá trình điều tra xét xử vụ kỳ án gỗ trắc, chiều  15/8 tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị đã chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC), ông Nguyễn Hòa Bình. Vụ án “buôn lậu gỗ trắc” ở Quảng Trị và Đà Nẵng qua phiên phúc thẩm do TAND cấp cao tại Đà Nẵng xét xử đã tuyên theo hướng xử các bị cáo nặng hơn phiên sơ thẩm. Nhưng những người trong cuộc và dư luận hầu như càng không tâm phục, khẩu phục. 
Ông Trần Đình Diện, bố của anh Trần Đình Quang (bìa phải): “Gia đình tui rứa là tan nát…” . Người ngồi bên là ông Trương Huy Liệu. Ảnh: PXD

Kỳ án gỗ trắc: Chín năm đằng đẵng…

TP - Theo lịch, ngày 3/7, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng sẽ xét xử phúc thẩm vụ “kỳ án gỗ trắc" mà trước đó Tiền Phong đã có loạt bài phản ánh nhiều dấu hiệu vi phạm của cơ quan điều tra. Phán quyết cuối cùng thuộc về HĐXX. Tuy nhiên để rộng đường dư luận, Tiền Phong đã gặp gỡ những người trong cuộc…
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với những bạn bè văn nghệ Bình Trị Thiên. Ảnh: TL

Nơi lưu dấu bài bút ký duy nhất của Trịnh Công Sơn

TP - Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ít ai biết ông đã từng viết một bài bút ký mang tên “Tháng 3 trên công trường Nam Thạch Hãn”, ghi lại không khí lao động trên đại công trường này mà ông chứng kiến mùa xuân năm 1978. Bút ký “lạ” và duy nhất của Trịnh Công Sơn ấy xuất hiện lần đầu trên tạp chí Văn nghệ Bình Trị Thiên, số 9, tháng 7/1978.
Thư anh Quang kể lại bị ép cung

Kỳ án gỗ trắc: Thư tuyệt mệnh và những lời kêu cứu

TP - Ngày 23/8/2018 tại Đà Nẵng, phiên tòa lần thứ 4 của TAND TP Đà Nẵng cũng là phiên xử sơ thẩm cuối cùng của vụ kỳ án này đã vắng một người đáng ra phải có mặt. Đó là anh Trần Đình Quang (sinh năm 1986, trú tại thị trấn Lao Bảo, Hướng Hóa, Quảng Trị), nhân viên Công ty Ngọc Hưng. Trước đó, anh Quang đã treo cổ chết tại nhà riêng một cách oan khiên và đầy nghi vấn.
Ao sen trước chùa Sắc Tứ

'Tiếng nói' của 4 con khỉ đá

TP - Bịt miệng, bịt tai, bịt mắt và chắp tay - đó là bộ dạng rất lạ của bốn con khỉ đá trong một ngôi chùa ở vùng quê Ái Tử - Quảng Trị. Một cuốn kinh vô tự về cách làm người được đọc trong im lặng của những con khỉ đá qua tháng năm giữa một vùng nắng gió.
Khu vực đất rừng bắc sông Hiếu, nơi xảy ra tranh chấp giữa người dân địa phương với Công ty Lâm nghiệp Ðường 9. Ảnh: Phạm Xuân Dũng.

Thất thoát 1.000 ha rừng ở Quảng Trị

TP - Những người dự họp đều sửng sốt khi biết chủ rừng là Công ty lâm nghiệp Ðường 9 được giao quản lý và sử dụng 4.000 ha địa bàn huyện Cam Lộ nhưng đã để thất thoát 1.000 ha, trong đó có hơn 200 ha rừng phòng hộ.