1.300 doanh nghiệp dệt may, thiết bị tìm cơ hội hợp tác, tham gia chuỗi cung ứng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sáng 5/4, tại TPHCM, Bộ Công Thương, Hiệp hội Dệt may Việt Nam Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)... khai mạc triển lãm quốc tế chuyên ngành dệt may - thiết bị và nguyên phụ liệu 2023 (SaigonTex & SaigonFabric 2023).

Phát biểu tại lễ khai mạc Triển lãm quốc tế chuyên ngành dệt may - thiết bị và nguyên phụ liệu 2023, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid và biến động địa chính trị trên thế giới, các doanh nghiệp dệt may đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, duy trì thị trường, tìm nguồn cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

Hiện Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu dệt may lớn thứ ba trên thế giới với giá trị xuất khẩu năm 2021 đạt trên 40,4 tỷ USD, năm 2022 đạt 44,4 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm 2021, xuất siêu 18,9 tỷ USD. Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 68 - 70 tỷ USD.

Theo Thứ trưởng Phan Thị Thắng, để đạt được các mục tiêu đã đặt ra đến năm 2030 ngành Dệt May Việt Nam cần thay đổi tư duy trong tầm nhìn, chiến lược, trong đó, cần tập trung phát triển chuỗi sản xuất dệt may hoàn chỉnh quy mô lớn; đầu tư thiết bị hiện đại, tự động hóa cao; quản trị tự động theo thời gian thực, sản xuất xanh sạch, thân thiện môi trường...

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, triển lãm, quy tụ 1.700 gian hàng trưng bày thiết bị dệt may hàng đầu thế giới, cùng nguyên phụ liệu của 1.300 công ty đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, là cơ hội tốt giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp cận những công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, từ đó các doanh nghiệp có cơ sở định hướng đầu tư trong thời gian tới.

Triển lãm cũng là dịp để các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp uy tín, thúc đẩy mối quan hệ giao thương, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng dần tỷ lệ nội địa hoá, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, góp phần vào phát triển ngành Dệt May Việt Nam.

Thông qua triển lãm, doanh nghiệp và khách tham quan cũng có cơ hội tiếp cận được các nguồn nguyên phụ liệu của nhiều nhà sản xuất quốc tế ở các lĩnh vực như: dệt, nhuộm, đo quang phổ, máy thêu tự động, chuyền treo, công nghệ chuyển đổi số, hệ thống CAD-CAM, lập trình, cắt trải vải, in kỹ thuật số công nghệ cao….Đây là những lĩnh vực doanh nghiệp dệt may trong nước rất quan tâm thời gian qua, đặc biệt trong quá trình đẩy mạnh nội địa hóa, gia tăng phát triển lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất dệt may.

Đặc biệt, lần đầu tiên triển lãm có khu trưng bày riêng về nhuộm, sợi và hóa chất với khoảng 75 nhà cung cấp quốc tế tham gia, giúp doanh nghiệp dệt may trong nước có cơ hội hợp tác, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

MỚI - NÓNG
Chuyện dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong vượt pháo quân thù tải gạo cho bộ đội Điện Biên
Chuyện dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong vượt pháo quân thù tải gạo cho bộ đội Điện Biên
TPO - Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng" đưa khán giả gặp gỡ những cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ai trong số họ cũng có những câu chuyện đáng nhớ về chiến trường xưa. Những kỷ niệm của họ làm sống dậy cả một thời oanh liệt.
Hà Nội làm tiếp đường trên cao từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy hơn 8.500 tỷ đồng
Hà Nội làm tiếp đường trên cao từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy hơn 8.500 tỷ đồng
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố Hà Nội tiến độ lập báo cáo và đề xuất chủ trương đầu tư 10 dự án đầu tư công và 1 dự án tư theo hình thức PPP (đối tác công - tư) để hoàn thiện và thực hiện trong thời gian tới, trong đó có dự án đường trên cao Vành đai 2 từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy.