Việt Nam tiếp tục đàm phán với các nhà sản xuất vắc-xin, bao gồm Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
Hình ảnh vắc-xin COVID-19 của Sinovac và Sinopharm. (Ảnh: Gavi)
Hình ảnh vắc-xin COVID-19 của Sinovac và Sinopharm. (Ảnh: Gavi)
TPO - Để đa dạng hoá nguồn vắc-xin, hướng tới có đủ số lượng vắc-xin cần thiết để sớm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng, Việt Nam đang đàm phán với các nước, các nhà sản xuất và cung ứng vắc-xin trên thế giới, trong đó có Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết như vậy trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 5/8.

Trả lời câu hỏi về việc tiếp nhận vắc-xin từ các nước, bà Hằng cho biết, trong bối cảnh địa dịch COVID-19 diễn ra phức tạp với nhiều biến chủng nguy hiểm trên thế giới và ngay tại khu vực của chúng ta, việc chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực, vắc-xin và quy trình sản xuất vắc-xin cho các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển, là hết sức quan trọng và cần thiết, góp phần quan trọng vào việc khống chế dịch bệnh ở khu vực và trên toàn cầu.

“Mọi sự giúp đỡ của các nước và các đối tác trong công cuộc phòng chống dịch bệnh đều đáng quý và đáng trân trọng. Việt Nam cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các nước, các đối tác và các tổ chức quốc tế trong việc phòng chống đại dịch COVID-19”, bà Hằng nói.

Để đa dạng hoá nguồn vắc-xin, hướng tới có đủ số lượng vắc-xin cần thiết để sớm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng, Việt Nam đang đàm phán với các nước, các nhà sản xuất và cung ứng vắc-xin trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, bà Hằng cho biết.

Nhà Trắng công bố số liệu cho thấy Việt Nam đứng trong top 7 nước nhận hỗ trợ vắc-xin nhiều nhất từ Mỹ.

Bà Hằng cho biết, đến nay Việt Nam đã nhận được 18 triệu liều vắc-xin từ nhiều nước đối tác và tổ chức quốc tế.

“Trong bối cảnh khan hiếm vắc-xin như hiện nay và nhu cầu về vắc-xin ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, chúng tôi trân trọng mọi sự đóng góp, dù nhỏ nhất. Chúng tôi cũng mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các nước, các đối tác và tổ chức quốc tế để tăng cường tiêm chủng trong nước, hướng tới miễn dịch cộng đồng”, bà Hằng nói.

MỚI - NÓNG