Vì sao hải quân Nga muốn mở thêm căn cứ ở châu Phi?

hải quân Nga ngày càng gia tăng sự hiện diện ở châu Phi
hải quân Nga ngày càng gia tăng sự hiện diện ở châu Phi
TPO - Sau khi Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin phê duyệt việc xây dựng một căn cứ hải quân mới trên bờ Biển Đỏ của Sudan hồi tháng trước, các tuyên bố chính thức của Điện Kremlin nói cơ sở này là một trung tâm hậu cần về bản chất là phòng thủ - được sử dụng chủ yếu như một trạm tiếp tế cho tàu chiến Nga.

Bất chấp những lời đảm bảo này, các phương tiện truyền thông Nga vẫn tung hô căn cứ này là cửa ngõ của Moscow ra Biển Đỏ và Ấn Độ Dương, mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng hải quân nước này. Các điều khoản của thỏa thuận cơ sở, được công bố vào ngày 8 tháng 12, dường như ủng hộ quan điểm thứ hai này: Để đổi lấy viện trợ quân sự, Sudan sẽ cho phép Nga duy trì cơ sở ở trong ít nhất 25 năm, cho phép nước này tăng cường ảnh hưởng của mình trong không gian hàng hải. (Port Sudan là thủ phủ của bang Biển Đỏ, Sudan. Thành phố này nằm bên bờ Biển Đỏ, là thành phố cảng chính của Sudan-PV).

Căn cứ hải quân mới là đỉnh cao trong nhiều thập kỷ quan hệ chặt chẽ giữa Moscow và Khartoum. Nhà lãnh đạo Omar al-Bashir dần dần vun đắp mối quan hệ sâu sắc hơn với Nga trong ba thập kỷ qua, theo World Politics Review.

Mặc dù Nga ủng hộ lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí của Liên hợp quốc năm 2005 đối với các bên trong cuộc nội chiến tàn khốc ở Darfur (cực tây Sudan), nhưng Moscow đã vận chuyển xe tăng T-72, súng phóng lựu và vũ khí cỡ nhỏ tới Sudan vào năm 2008, theo World Politics Review.

Tại cuộc gặp tháng 11/2017 với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Bashir cáo buộc Mỹ hỗ trợ lực lượng nổi dậy ở Darfur và kêu gọi Nga bảo vệ Sudan khỏi sự xâm lược của Mỹ, đồng thời khẳng định Sudan có thể là "chìa khóa của Nga đối với châu Phi". Cuộc họp này dẫn đến các cuộc đàm phán sơ bộ về việc xây dựng một căn cứ hải quân của Nga ở Sudan. (Nga hiện có căn cứ hải quân ở Tartus, Syria-PV)

Những khát vọng cơ bản của Moscow và mối quan hệ đối tác Nga-Sudan rộng lớn hơn đã bị đe dọa bởi cuộc nổi dậy ở Sudan vào năm 2019, mà đỉnh điểm là việc ông Bashir bị quân đội lật đổ vào tháng 4 năm đó.

Theo phía phương Tây, Nga đã triển khai lính đánh thuê đến Sudan từ Tập đoàn Wagner, một nhà thầu an ninh tư nhân, vào năm 2018. Các đơn vị đặc nhiệm này ban đầu được giao nhiệm vụ hỗ trợ các nỗ lực khai thác vàng của M-Invest, một công ty thuộc sở hữu của nhân vật hàng đầu của Tập đoàn Wagner , Yevgeny Prigozhin. Sau khi Bashir bị lật đổ, họ ủng hộ những nỗ lực của quân đội Sudan nhằm duy trì quyền kiểm soát đất nước.

Để thiết lập lại quan hệ với Nga, người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp của Sudan, Abdel Fattah al-Burhan, đã gặp ông Putin vào tháng 10 năm 2019 tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-Phi lịch sử ở Sochi, đặt nền tảng cho việc hồi sinh các cuộc đàm phán về một căn cứ hải quân của Nga ở Sudan.

Theo World Politics Review, vì những thay đổi chính trị ở Khartoum có thể khiến mối quan hệ biến động, Điện Kremlin coi căn cứ Biển Đỏ như một phương tiện để duy trì quan hệ đối tác an ninh với Sudan. Đặc biệt, Nga muốn đảm bảo rằng Sudan tiếp tục là khách hàng trung thành đối với các thiết bị quân sự của nước này.

Sudan là thị trường vũ khí lớn thứ ba của Nga ở châu Phi, sau Algeria và Ai Cập. Sudan cũng hỗ trợ ngoại giao trong Liên đoàn Ả Rập cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad, một đồng minh quan trọng của Nga. Vào tháng 12 năm 2018, ông Bashir trở thành nhà lãnh đạo Ả Rập đầu tiên đến thăm Syria kể từ khi cuộc nội chiến bắt đầu ở đây vào năm 2011.

Hơn nữa, Nga sẽ sử dụng căn cứ hải quân ở Biển Đỏ để tăng cường mối quan hệ với ông Burhan và các đồng minh của ông trong quân đội Sudan.

Cùng với cách tiếp cận rộng hơn đối với Trung Đông, Nga coi quân đội là người bảo vệ sự ổn định của Sudan. Các phương tiện truyền thông nhà nước của Nga cũng thường xuyên trích dẫn quá trình chuyển đổi thất bại của Sudan từ năm 1985 đến năm 1989, vốn bị tàn phá bởi chủ nghĩa bè phái.

MỚI - NÓNG
Kịch bản mới nhất về tăng trưởng kinh tế năm nay
Kịch bản mới nhất về tăng trưởng kinh tế năm nay
TPO - Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm nay có thể đạt mức tăng 7% như mục tiêu của Chính phủ. Tuy nhiên, cơ quan này cũng lưu ý một số rủi ro trong quý IV về cơ cấu tăng trưởng, nhu cầu thị trường thấp...