Vì sao bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ sau tiêm thuốc cản quang?

Phản vệ là một biến chứng nặng nề trong thực hành lâm sàng, xuất hiện khi bệnh nhân được tiếp xúc với một dị nguyên, trong đó với thuốc cản quang được xem là dị nguyên hay gặp nhất. Ảnh minh hoạ: Internet
Phản vệ là một biến chứng nặng nề trong thực hành lâm sàng, xuất hiện khi bệnh nhân được tiếp xúc với một dị nguyên, trong đó với thuốc cản quang được xem là dị nguyên hay gặp nhất. Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Phản vệ là một biến chứng nặng nề trong thực hành lâm sàng, xuất hiện khi bệnh nhân được tiếp xúc với một dị nguyên, trong đó với thuốc cản quang được xem là dị nguyên hay gặp nhất. Trường hợp nữ bệnh nhân Trần Thị L. (45 tuổi, Quỳnh Lưu, Nghệ An) tử vong sau 24 giờ tiêm thuốc cản quang Ultravis tại BV K có thể xem là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam tử vong nghi ngờ sốc phản vệ do loại thuốc này.

Theo BS Bùi Hoàng Hải, BV Đại Học Y Hà Nội, phản vệ là một biến chứng nặng nề trong thực hành lâm sàng, phản vệ có thể xuất hiện sau vài phút thường là trong vòng giờ đầu tiên sau khi bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên, trong đó với thuốc cản quang được xem là dị nguyên hay gặp nhất. Hậu quả để lại có thể đe doạ tính mạng bệnh nhân.

Phát hiện sớm phản vệ với các dấu hiệu ngoài da, thay đổi hô hấp và thay đổi về huyết động (huyết áp và tưới máu tổ chức) là cần thiết và có tính chất quyết định trước khi tiến hành cấp cứu phản vệ. Adrenalin được xem là thuốc đầu tay và là thuốc quan trọng nhất trong cấp cứu phản vệ, thuốc không có chống chỉ định tuyệt đối trong hoàn cảnh phản vệ, hơn nữa việc dùng sớm giúp bệnh nhân phản vệ tránh chuyển sang giai đoạn sốc rối loạn chuyển hoá, khó hồi phục. Hộp chống sốc với đầy đủ các thuốc và dụng cụ thiết yếu cần được trang bị cho các khoa chẩn đoán hình ảnh, cũng như nhân viên thực hành tại khoa cũng cần được trang bị và cập nhật kiến thức thường xuyên để chẩn đoán và xử trí kịp thời các trường hợp phản vệ. 

 Phản vệ thuốc cản quang

Phản ứng quá mẫn với thuốc cản quang thường không liên quan đến liều và tốc độ tiêm thuốc, có thể xuất hiện ngay cả khi chỉ tiếp xúc với một lượng nhỏ dị thuốc cản quang. Kiểu phản ứng có thể được chia làm nhiều thể khác nhau [5]. Quá mẫn tức thì và quá mẫn muộn, trong bài chúng ta bàn luận chủ yếu về quá mẫn tức thì. Triệu chứng của quá mẫn tức thì với thuốc cản quang [6]: xuất hiện trong vòng một giờ, bừng mặt, ngứa mày đay cấp, phát ban, phù mạch, co thắt phế quản và thở rít, phù thanh quản và rút lõm lồng ngực, tụt huyết áp và sốc, mất ý thức [8].

 Phát hiện nhanh phản vệ thuốc cản quang 

Năm 2006, hội thảo về định nghĩa và xử trí phản vệ Hoa Kỳ, báo cáo lần thứ hai đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán phản vệ [3], chúng tôi xin tóm lại như sau: Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên (thuốc cản quang) từ vài phút đến vài giờ, xuất hiện ít nhất hai trong số các dấu hiệu sau đây:

(1) Các dấu hiệu da niêm mạc (phát ban toàn thân, ngứa khắp người, sưng nề môi-lưỡi-lưỡi gà)

(2) Dấu hiệu hô hấp bị tổn thương (khó thở, co thắt phế quản, rút lõm lống ngực, giảm lưu lượng đỉnh, giảm oxy hoá máu)

(3) Tụt huyết áp hoặc có các dấu hiệu của tụt huyết áp (giảm trương lực cơ, ngất, đái ỉa không tự chủ)

(4) Liên tục có biểu hiện triệu chứng dạ dày ruột (đau quặn bụng, nôn)

Trong đó triệu chứng ở da có thể không có hoặc không nhận biết được ở gần 20% các trường hợp. Nếu không có dấu hiệu da niêm mạc thì ít nhất phải có một trong hai dấu hiệu (2) hoặc (3).

Ở dấu hiệu (3), tụt huyết áp có nghĩa là huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc huyết áp tối đa sụt so với huyết áp cơ bản > 30%; với trẻ em phải theo bảng phân loại chi tiết sau: từ 1 tháng - 1 năm (< 70 mmHg); từ 1- 10 tuổi (70 mmHg + 2 x tuổi); từ 11 tuổi trở lên giống người lớn (<90 mmHg) được gọi là tụt huyết áp. 

Xử trí ban đầu phản vệ với thuốc cản quang 

a. Các thao tác cần làm ngay 

(1) Ngừng ngay tiêm, truyền thuốc cản quang

(2) Gọi người hỗ trợ

(3) Dùng thuốc adrenalin tiêm bắp

(4) Đặt bệnh nhân nằm ngửa đầu thấp, nếu khó thở hoặc có nôn thì đặt bệnh nhân ở tư thế Fowler gác cao chân

(5) Thở oxy và đặt đường truyền tĩnh mạch

Nội dung chú thích, diễn giải...

TS.BS Nguyễn Tiến Quang, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, BV K cho biết, đến nay thế giới thống kê 1.142 bệnh nhân tiêm thuốc cản quang Ultravist thì 273 bệnh nhân có các phản ứng sau tiêm. Trong đó 7/10 trường hợp sốc phản vệ tử vong trong vòng 5 ngày sau sốc.

Hiện nay, do số bệnh nhân có chỉ định tiêm thuốc cản quang trong chẩn đoán hình ảnh ngày càng tăng nên tần suất bệnh nhân bị sốc phản vệ do thuốc cản quang nói chung và Ultravist nói riêng cũng tăng theo.

TS Quang cho biết, nhiều trường hợp mặc dù phát hiện sớm, xử trí chính xác và kịp thời cũng không tránh khỏi tử vong.

Theo TS Quang, Ultravist là chất cản quang tan trong nước, được sử dụng trong các thủ thuật chụp cắt lớp vi tính, chụp mạch, chụp các khoang trong cơ thể. 

Các phản ứng thường gặp của thuốc này là nhức đầu, rối loạn thị lực, đau ngực, giãn mạch có thể dẫn đến huyết áp thấp, buồn nôn và nôn, đau lưng... Còn những phản ứng nghiêm trọng nhất là sốc phản vệ, tổn thương thận cấp tính, hôn mê, nhồi máu não, đột quỵ, co giật, nhồi máu cơ tim, suy tim, sốc, suy hô hấp...

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.